Mỹ: Mức nợ công kỷ lục
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, mức nợ công lên tới 20.000 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự thảo tăng trần nợ công tạm thời trong 3 tháng tới.
Chỉ đến hôm 9/9 vừa qua, Tổng thống Trump mới ký đạo luật tạm thời loại bỏ mức trần nợ công cho tới ngày 8/12. Bộ Tài chính Mỹ sẽ có quyền tự do vay thêm ngân sách cho tới thời gian đó. Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, nợ công của Mỹ đã tăng thêm khoảng 215 tỉ USD.
Phần ngân sách lớn nhất của Chính phủ Mỹ đang được dành cho chăm sóc y tế, an ninh xã hội và quốc phòng.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết, nợ công của Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Theo dự đoán của CBO, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tăng mạnh trong 30 năm tới và nợ công có thể bằng 150% GDP vào năm 2047.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, khoản nợ liên bang bao gồm khoản nợ nội bộ chính phủ (khoản nợ của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau) 5.500 tỷ USD và khoản nợ từ các nguồn bên ngoài 14.600 tỷ USD. Khoản nợ nội bộ chiếm gần 1/3 tổng số nợ, là khoản nợ Mỹ vay từ 230 tổ chức liên bang như an sinh xã hội, Văn phòng Quản lý nhân sự, Quỹ hưu quân đội, Bộ Năng lượng, Tập đoàn Bảo hiểm ký gửi liên bang, Bộ Lao động, Bộ Tài chính… Về khoản nợ từ các nguồn bên ngoài, gần một nửa trong số đó là từ chủ nợ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… khi họ mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ.
Theo các chuyên gia, một chủ nợ mà Mỹ luôn phải đau đầu vật lộn là Quỹ trợ cấp an sinh xã hội. Ông Michael Peterson, Chủ tịch Quỹ Peter G. Peterson, nói rằng, kỷ lục nợ công mới này sẽ khiến Mỹ phải trả lãi khoảng 6.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Khoản nợ quốc gia đang là đề tài nóng nhất trong những năm gần đây tại Mỹ. Nhiều người cho rằng, một phần lớn nguồn tài chính của Quốc hội lẽ ra nên được sử dụng vào những kế hoạch phát triển chiến lược, nhưng cuối cùng bị hao hụt bởi những bất đồng với Nhà Trắng, dẫn đến các khoản chi tiêu và đầu tư bất hợp lý.
Khi đề cập đến chủ nợ của nước Mỹ, nhiều người thường nghĩ ngay tới Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là món nợ bề nổi của một tảng băng, còn một chủ nợ khác mà Mỹ phải đau đầu vật lộn, đó là Social Security Trust Fund (SSTF) hay “Quỹ tiền hưu trí của người dân Mỹ”.
Phần ngân sách lớn nhất của Chính phủ Mỹ đang được dành cho chăm sóc y tế, an ninh xã hội và quốc phòng.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết, nợ công của Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Theo dự đoán của CBO, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tăng mạnh trong 30 năm tới và nợ công có thể bằng 150% GDP vào năm 2047.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, khoản nợ liên bang bao gồm khoản nợ nội bộ chính phủ (khoản nợ của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau) 5.500 tỷ USD và khoản nợ từ các nguồn bên ngoài 14.600 tỷ USD. Khoản nợ nội bộ chiếm gần 1/3 tổng số nợ, là khoản nợ Mỹ vay từ 230 tổ chức liên bang như an sinh xã hội, Văn phòng Quản lý nhân sự, Quỹ hưu quân đội, Bộ Năng lượng, Tập đoàn Bảo hiểm ký gửi liên bang, Bộ Lao động, Bộ Tài chính… Về khoản nợ từ các nguồn bên ngoài, gần một nửa trong số đó là từ chủ nợ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… khi họ mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ.
Theo các chuyên gia, một chủ nợ mà Mỹ luôn phải đau đầu vật lộn là Quỹ trợ cấp an sinh xã hội. Ông Michael Peterson, Chủ tịch Quỹ Peter G. Peterson, nói rằng, kỷ lục nợ công mới này sẽ khiến Mỹ phải trả lãi khoảng 6.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Khoản nợ quốc gia đang là đề tài nóng nhất trong những năm gần đây tại Mỹ. Nhiều người cho rằng, một phần lớn nguồn tài chính của Quốc hội lẽ ra nên được sử dụng vào những kế hoạch phát triển chiến lược, nhưng cuối cùng bị hao hụt bởi những bất đồng với Nhà Trắng, dẫn đến các khoản chi tiêu và đầu tư bất hợp lý.
Khi đề cập đến chủ nợ của nước Mỹ, nhiều người thường nghĩ ngay tới Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là món nợ bề nổi của một tảng băng, còn một chủ nợ khác mà Mỹ phải đau đầu vật lộn, đó là Social Security Trust Fund (SSTF) hay “Quỹ tiền hưu trí của người dân Mỹ”.