Nam Định đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, nhiều loại máy móc thiết bị cũng được đã được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Trong thời gian qua, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan tại Nam Định.
Tình hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định, về trồng trọt, cơ giới hóa phát triển nhanh. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, tuốt lúa đạt 100%; khâu sạ hàng, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đạt 30%. Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định đã phối hợp với các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, các hộ nông dân điều chỉnh cơ cấu giống và mùa vụ, tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Đã triển khai 257 mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, với diện tích 12.468 ha, áp dụng gieo sạ được trên 23.221 ha (đạt 15% diện tích tăng 6.125ha so với năm 2013). Hiệu quả kinh tế ở các mô hình cánh đồng mẫu lớn và gieo sạ đều tăng so với sản xuất đại trà từ 10 – 15%.
Nhìn chung, cơ giới hóa trong sản xuất được mở rộng đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người nông dân tại Nam Định, rút ngắn thời gian làm đất, gieo cấy, thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trong chăn nuôi, cơ giới hóa còn ở mức độ thấp, chủ yếu thực hiện ở khâu chế biến thức ăn và vệ sinh chuồng trại. Sản xuất muối hầu như chưa được cơ giới hóa; Khâu chế biến muối được cơ giới hóa khoảng 50-60% được thực hiện tại các Công ty TNHH chế biến muối tinh và muối i ốt.
Các loại hình tổ chức dịch vụ máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp
– Về Chế tạo, sản xuất máy và thiết bị dùng trong sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, các Cơ sở chế tạo máy phục vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại tỉnh Nam Định tập trung chủ yếu ở huyện Xuân Trường, một số Cơ sở sản xuất máy và thiết bị đã được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối quyết định công bố có các sản phẩm được áp dụng Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu: máy tuốt lúa; thiết bị làm đất: bánh lồng, dàn cày; một số máy ra hạt đậu nành, lạc; máy chế biến lương thực, thực phẩm… chưa có các máy động lực và các máy móc yêu cầu độ chính xác cao.
– Về tổ chức dịch vụ sử dụng máy trong sản xuất nông nghiệp: Hiện toàn tỉnh có 03 Công ty cổ phần cơ khí nông nghiệp với tổng số máy kéo MTZ-50 là 47 chiếc, tổng công suất 2.350 HP, số còn lại do các Tổ dịch vụ cơ khí nông nghiệp hoặc các hộ cá nhân tại địa phương hoạt động theo phương thức nhận khoán hoặc đấu thầu diện tích làm đất, thu hoạch do HTX dịch vụ nông nghiệp làm trung gian điều tiết với các hộ nông dân.
Nhu cầu các khâu sản xuất cần áp dụng cơ giới hóa và các loại máy cần thiết để áp dụng
- Khâu làm đất: cần áp dụng cơ giới hóa 100% với các loại máy có công suất từ 12HP trở lên, hiện còn rất nhiều máy loại 8HP cũ cần thay thế.
- Khâu thu hoạch: Hiện mức độ cơ giới hóa đạt 30%, từ năm 2015 trở đi nhu cầu cơ giới hóa tăng cao, ít nhất đến năm 2015 cần đạt 50% diện tích sản xuất lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.
- Khâu gieo cấy: Từ 2015 đến năm 2020 nhu cầu cơ giới hóa khâu gieo cấy cần đạt từ 50% trở lên.
- Khâu sấy và bảo quản sau thu hoạch:
+ Khâu sấy nông sản trong nhân dân hiện nay vẫn chưa có nhu cầu rõ rệt, hiện nhu cầu sấy chỉ tập trung tại các cơ sở sản xuất giống và sản xuất lương thực hàng hóa (các doanh nghiệp).
+ Khâu bảo quản lạnh tiếp tục có nhu cầu ở các Hợp tác xã, doanh nghiệp để bảo quản giống khoai tây và một số rau quả.
Các giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định xác định cần đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp:
- Trong khâu làm đất: Để đảm bảo chất lượng làm đất phải yêu cầu trang bị máy kéo có công suất từ 20HP trở lên do dồn điền đổi thửa, các mô hình cánh đồng mẫu lớn tăng nhanh và diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập ngày càng tăng.
- Trong khâu thu hoạch: Đầu tư máy gặt đập liên hợp, khuyến khích nông dân hoặc hỗ trợ đầu tư các máy gặt đập có xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Trong khâu gieo cấy: Đầu tư áp dụng tại các địa phương các mô hình điểm về gieo cấy mạ khay để tăng máy gieo cấy vào hoạt động.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định cũng đề nghị:
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cơ giới hóa; hỗ trợ trực tiếp bằng tiền (ít nhất 30% giá trị) cho người mua các loại máy móc cơ giới.
- Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các Ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số68vềchính sách hỗ trợ lãi suất cho vay mua máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp.
- Đơn giản hóa các thủ tục để người dân dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng.
Bảng 1. Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014
Loại cây trồng: lúa
TT |
Khâu công việc |
Mức độ cơ giới hóa (%) |
1 |
Làm đất |
100 |
2 |
Gieo cấy |
15 |
3 |
Tưới tiêu nước |
100 |
4 |
Phun thuốc BVTV |
5 |
5 |
Thu hoạch |
30 |
6 |
Tuốt đập/Tách hạt |
100 |
7 |
Vận chuyển |
70 |
8 |
Sấy |
0 |
Bảng 2. Mức độ cơ giới hóa (%) các khâu công việc trong sản xuất chăn nuôi năm 2014
Khâu công việc |
Loại vật nuôi |
|||
Lợn |
Bò |
Trâu |
Gà |
|
Chuồng trại |
0 |
0 |
0 |
30 |
Chế biến thức ăn |
50 |
0 |
0 |
70 |
Thu gom phân |
0 |
0 |
0 |
0 |
Bảng 3. Mức độ cơ giới hóa các khâu công việc trong sản xuất muối năm 2014
TT |
Khâu công việc |
Mức độ cơ giới hóa (%) |
1 |
Cung cấp nước biển |
0 |
2 |
Phủ bạt che mưa |
0 |
3 |
Thu hoạch |
0 |
Bảng 4. Số máy sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối năm 2014
TT |
Loại máy |
Số lượng (chiếc) |
1 |
Máy kéo công suất từ 35 mã lực (CV) trở lên |
495 |
2 |
Máy kéo công suất 12 ÷ 35 CV |
3.196 |
3 |
Máy kéo từ 12 CV trở xuống |
1.760 |
4 |
Động cơ chạy xăng, dầu diezen |
2.460 |
5 |
Máy tuốt lúa có động cơ |
4.425 |
6 |
Máy sấy nông, lâm thủy sản |
75 |
7 |
Máy chế biến lương thực: thóc, gạo,... (máy xay xát, phân loại, đánh bóng, ...) |
3.902 |
8 |
Máy chế biến gỗ (ghi cụ thể máy cưa, phay, bào,...) |
32.623 |
9 |
Máy phun thuốc trừ sâu có động cơ |
163 |
10 |
Máy bơm nước dùng SXNLTS |
8.023 |
11 |
Máy thu hoạch (lúa, mía, ngô,...) |
367 |
12 |
Máy cấy lúa |
7 |
13 |
Máy chế biến thức ăn gia súc (máy nghiền, máy trộn) |
525 |
14 |
May chế biến thức ăn thô (máy băm, thái cỏ, máy đóng bánh rơm,...) |
0 |
15 |
Máy móc, thiết bị trong nuôi trồng thủy sản |
6.909 |
16 |
Máy chế biến thức ăn thủy sản (máy nghiền, máy ép đùn,...) |
1.670 |
17 |
Tàu thuyền, xuồng đánh bắt thủy sản có động cơ |
2.658 |
18 |
Máy cấp nước biển cho sản xuất muối |
0 |
19 |
Phủ bạt che mưa ô kết tinh |
0 |
20 |
Máy thu hoạch muối |
0 |
21 |
Máy vận chuyển muối |
0 |