Cuộc họp chính sách tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8/4 sau khi kế hoạch tăng thuế tiêu dùng lên 8% của chính phủ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4.
Ông Aida đưa ra 5 lý do chính để BOJ sớm tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế.
Lý do thứ nhất là, mức lạm phát dự báo của thị trường thấp hơn so với mức lạm phát mục tiêu mà BOJ đưa ra là 2%.
Ông Aida nói: “Chính sách QQE đã làm dấy lên dự báo rằng, nền kinh tế sẽ sớm thoát khỏi lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề là mức lạm phát dự báo của thị trường thấp hơn so với mức lạm phát mục tiêu mà BOJ đưa ra”.
Lý do thứ hai là, BOJ cần nhanh chóng hành động nếu muốn đạt được mức lạm phát mục tiêu là 2% vào năm 2015.
Đầu năm 2014, BOJ cho biết, mức lạm phát của Nhật Bản trong khoảng 6 tháng sẽ vào khoảng 1,25%. Ông Aida nhận định: “6 tháng dường như quá dài để BOJ có thể đạt được mức lạm phát ổn định là 2%. ”
Lý do thứ 3 là, BOJ cần chứng minh là sẽ làm bất cứ điều gì để chấm dứt giảm phát.
Ông Aida cho rằng: “Nếu chính sách của BOJ chỉ nhằm thay đổi các dự báo thì chúng tôi tin rằng, những dự báo của thị trường sẽ không bao giờ gần với mức mục tiêu của BOJ trừ phi ngân hàng này tiến xa hơn so với dự báo của thị trường”.
Lý do thứ 4 là, để hỗ trợ hai mục tiêu trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Aba - kích thích tài chính và cải cách cơ cấu- thì cần phải nới lỏng tiền tệ hơn nữa.
Lý do thứ 5 là, sau khi lãi suất thực dài hạn về dưới 0, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ cung cấp động lực để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Hiện tại, lãi suất thực trong vòng 10 năm của Nhật Bản là -0,2%.
Các chuyên gia kinh tế học dự đoán rằng, BOJ có thể sẽ thực hiện các biện pháp kích thích sau khi các dữ liệu kinh tế được công bố. Khi đó, BOJ sẽ đánh giá tác động của lần tăng thuế giá trị gia tăng đầu tiên và đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, Morgan Stanley cũng có đồng quan điểm và cho rằng, BOJ rõ ràng sẽ tiến hành nởi lỏng các chính sách sau khi xem xét các tác động của đợt tăng thuế giá trị gia tăng đầu tiên và sớm nhất là vào tháng 7.