Năng lượng hạt nhân không làm tổn hại đến môi trường
Đó là khẳng định của bà Agneta Rising, Tổng giám đốc của Hiệp hội Hạt nhân thế giới trong một báo cáo hiệu suất hạt nhân thế giới mới đây.
Theo bà Agneta Rising, hàng trăm triệu người ở phía nam và phía đông châu Á bị tổn hại đến sức khỏe do ô nhiễm không khí từ nhiên liệu hóa thạch gây ra. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân với lượng các bon thấp không gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
Theo báo cáo hiệu suất hạt nhân thế giới do Hiệp hội Hạt nhân thế giới công bố cho thấy, hai phần ba lò phản ứng hạt nhân được xây dựng ở châu Á.
Bà Agneta Rising cho hay, có 39/60 lò phản ứng được xây dựng là ở châu Á. Đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có số lò phản ứng hạt nhân nhiều thứ hai thế giới, vượt Pháp. Đến cuối những năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành nước có số lò phản ứng hạt nhân nhiều nhất thế giới, vượt Mỹ.
Thời gian xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Đông Á diễn ra đồng nhất trong 35 năm qua, với mỗi lò phản ứng mất thời gian xây dựng trung bình 55 tháng từ tiến trình khơi công dự án đến kết nối vào lưới điện. Đây là khoảng thời gian dưới mức bình quân toàn cầu hiện nay là 73 tháng, tính từ các lò bắt đầu vận hành trong năm 2015.
Tại Nam Á dịch các chương trình hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan, các nhà vận hành hạt nhân được hưởng lợi ít hơn nhiều về hợp tác quốc tế và thời gian xây dựng lò phản ứng cao hơn nhiều khu vực Đông Á, trung bình 85 tháng từ năm 2000.
Hiệu suất của các lò phản ứng hạt nhân ở Đông Á có công suất cao hơn, trung bình khoảng 80-90% so với các lò ở Nam Á. Tuy nhiên, ở Nam Á, hoạt động của các lò phản ứng của những năm 1980 đã được cải thiện đáng kể hơn trước. Công suất hiện tại của các lò phản ứng ở khu vực này đã vượt quá 60% hoặc 70% và đang tiếp tục được cải thiện.