Nên lập bộ phận pháp chế hay thuê hãng luật?
Gần đây, khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thuê ngoài dịch vụ luật sư thay vì vận hành một bộ phận pháp chế tại doanh nghiệp. Vậy đâu là giải pháp?
Thuê ngoài luật sư còn được gọi là “Dịch vụ Luật sư nội bộ”, một loại hình dịch vụ pháp lý du nhập từ nước ngoài, cho phép doanh nghiệp có được sự hỗ trợ pháp lý hiệu quả và ít tốn kém.
Để lựa chọn giải pháp Dịch vụ Luật sư nội bộ hay Bộ phận pháp chế, doanh nghiệp cần hiểu rõ ưu điểm của 2 loại hình này, cụ thể:
Ưu điểm của Dịch vụ Luật sư nội bộ
Tiêu chí |
Bộ phận pháp chế |
Dịch vụ Luật sư nội bộ |
Chi phí |
Trung bình 30tr/tháng cho một luật sư và một chuyên viên |
5-12tr/tháng cho một hãng luật gồm nhiều luật sư và chuyên viên |
Điều kiện làm việc |
Doanh nghiệp tự trang bị phòng làm việc, máy tính, vật dụng,… |
Sử dụng cơ sở vật chất của hãng luật |
Kinh nghiệm |
Tuỳ vào cá nhân luật sư, chuyên viên |
Nhiều năm kinh nghiệm làm việc với khách hàng |
Chuyên môn |
Gói gọn trong kiến thức của từng luật sư, chuyên viên |
Nhiều luật sư với nhiều chuyên môn đa dạng |
Mối quan hệ |
Ít mối quan hệ |
Mối quan hệ rộng |
Ưu điểm của Bộ phận pháp chế tại doanh nghiệp
Tiêu chí |
Bộ phận pháp chế |
Dịch vụ Luật sư nội bộ |
Sắn sàng nhận việc
|
Luôn thường trực tại doanh nghiệp |
Không thường trực |
Chi phí |
Chi phí ổn định |
Chi phí tuỳ vào yêu cầu của doanh nghiệp |
Quản lý |
Theo dõi được tiến độ công việc bất kỳ lúc nào |
Cần hãng luật báo cáo |
Xử lý công việc |
Linh hoạt theo yêu cầu doanh nghiệp |
Dựa trên quy trình của hãng luật |
Vậy doanh nghiệp nên chọn giải pháp nào?
Nhìn chung, nếu doanh nghiệp có nguồn kinh phí lớn có thể tự mình thành lập bộ phận pháp chế riêng với đầy đủ các nhân sự theo yêu cầu.
Nhưng thực tế không có nhiều doanh nghiệp đủ khả năng này, khi đó dịch vụ luật sư nội bộ là một giải pháp ưu tiên, đặc biệt tình hình kinh tế khó khăn.
Hơn nữa, các chuyên gia, luật sư thường có xu hướng tập trung làm việc tại hãng luật. Nơi đây là nơi họ có cơ hội học hỏi và tiếp xúc với khách hàng thường xuyên để nâng cao chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nguồn kinh phí vừa phải nhưng không phát sinh những nhu cầu phức tạp như soạn thảo hợp đồng, thu hồi nợ, điều chỉnh giấy phép,… vẫn có thể thành lập bộ phận pháp chế với những nhân sự có chuyên môn vừa phải để đảm bảo công việc được liên tục.