Nghiên cứu và đề xuất chính sách về tỷ suất sinh lời của tài sản tại các ngân hàng thương mại

Nguyễn Đăng Dờn, Bùi Văn Trịnh, Võ Trường Hậu - Agribank chi nhánh Cần Thơ II

Bài viết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập từ báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm tác giả đề xuất 5 chính sách liên quan đến tỷ suất sinh lời của tài sản các ngân hàng thương mại gồm: Gia tăng quy mô hoạt động của ngân hàng; Cân đối giữa huy động và cho vay; Xem xét cơ cấu hội đồng quản trị phù hợp; Phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi phù hợp; Quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Cơ sở lý thuyết, số liệu và phương trình sử dụng

Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong đó có tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) nhận được nhiều sự quan tâm từ các nghiên cứu trên thế giới. Ở phần lớn các quốc gia đều đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, Hosen (2020), Hossain và Ahamed (2021) nghiên cứu đối với trường hợp tại Bangladesh; Brahmaiah và Ranajee (2018) nghiên cứu tại Ấn Độ; Ekaterina và cộng sự (2021) nghiên cứu tại Trung Quốc; Ali (2016) nghiên cứu tại Jordan; Eric và cộng sự (2016) nghiên cứu tại Kenya; Artor và cộng sự (2017) nghiên cứu tại Kosovo; Bojare và Romanova (2017) nghiên cứu tại Latvia; Elouali và Oubdi (2018) nghiên cứu tại Morocco...

Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều nghiên cứu cho trường hợp tại một thị trường tài chính rộng. Ammar và Hana (2021) nghiên cứu tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi; Kiran và Muhammmad (2019) nghiên cứu cho trường hợp tại các nước đang phát triển; Nexhat và Egzon (2021) nghiên cứu cho trường hợp thị trường Euro. Có thể thấy, những nghiên cứu này có tính chất phổ biến và phần nào thể hiện được tính cần thiết.

Ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến ROA của các NHTM ở nhiều giai đoạn khác nhau. Tiêu biểu như: Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2012; Đoàn Việt Hùng (2016) nghiên cứu ở giai đoạn 2014 – 2018; Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2015; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2016; Chi và cộng sự (2018) nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2016; Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Mạnh Cường (2020) nghiên cứu giải đoạn 2008 – 2018; Dang và cộng sự (2021) nghiên cứu giai đoạn 2015 – 2019. Điều này cho thấy, các nhà nghiên cứu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá tác động đến ROA các NHTM.

Số liệu

Số liệu đưa vào phân tích trong nghiên cứu là được thu thập từ Báo cáo thưởng niên của 26 NHTM về: Lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, VCSH, dư nợ, huy động vốn, nợ xấu, số thành viên trong hội đồng quản trị, thu nhập ngoài lãi, tổng thu nhập, chi phí, doanh thu... trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2021.

Phương trình và phương pháp phân tích

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, nhóm tác giả đề xuất phương trình nghiên cứu với 09 yếu tố ảnh hưởng đến ROA các NHTM của Việt Nam là: Tổng tài sản, tài sản của mỗi ngân hàng/tổng tài sản của các ngân hàng, VCSH/tổng tài sản, dư nợ/huy động vốn, nợ xấu/dư nợ, số thành viên hội đồng quản trị, thu nhập ngoài lãi, chi phí/doanh thu, huy động vốn/tổng tài sản. Cụ thể phương trình được sử dụng để phân tích như sau:

Phương trình hiệu ứng cố định

Phương trình hiệu ứng cố định được sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa phần dư của từng quan sát đến các biến độc lập, từ đó kiểm tra và tách ảnh hưởng từ các đặc điểm riêng biệt (không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập để có thể ước lượng được những ảnh hưởng thực tế của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phương trình hồi quy hiệu ứng cố định có dạng như sau:

ROAi,t = B1X1i,t + B2X2i,t + B3X3i,t + B4X4i,t + B5X5i,t + B6X6i,t + B7X7i,t + B8X8i,t + B9X9i,t + αi + ui,t

Trong đó:

ROAi,t: Tỷ suất sinh lời của tài sản là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t.

B1,..., B+9 là hệ số của các biến độc lập tương ứng;

X1i,t là giá trị tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t;

X2i,t là tỷ lệ giữa tổng tài sản của ngân hàng i và tổng tài sản của các ngân hàng ở năm t;

X3i,t là tỷ lệ giữa VCSH và tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t;

X4i,t là tỷ lệ giữa dư nợ và huy động vốn của ngân hàng i ở năm t;

X5i,t là tỷ lệ giữa nợ xấu và dư nợ của ngân hàng i ở năm t;

X6i,t là số thành viên trong hội đồng quản trị của ngân hàng i ở năm t;

X7i,t là thu nhập ngoài lãi của ngân hàng i ở năm t;

X8i,t là tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu của ngân hàng i ở năm t;

X9i,t là tỷ lệ giữa huy động vốn và tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t;

αi là hệ số chặn;

ui,t là nhiễu trắng (sai số).

Phương trình hiệu ứng ngẫu nhiên

Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên mà có sự biến động của các quan sát riêng lẻ không tương quan đến biến độc lập, thì mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên sẽ phù hợp. Phương trình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên có dạng như sau:

ROAi,t = B1X1i,t + B2X2i,t + B3X3i,t + B4X4i,t + B5X5i,t + B6X6i,t + B7X7i,t + B8X8i,t + B9X9i,t + αi + ui,t

Trong đó:

B1,..., B9 là hệ số của các biến độc lập tương ứng;

X1i,t,… X9i,t, αi và ui,t được giải thích Phương trình hiệu ứng cố định;

µi,t là đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các ngân hàng i theo thời gian t.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của tài sản các ngân hàng thương mại

Bảng 1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam (tỷ đồng)

Stt

Ngân hàng

Tổng tài sản

1

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.761.695.792

2

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

1.414.672.587

3

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

1.531.587.398

4

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

547.409.439

5

Ngân hàng TMCP Quân đội

607.140.419

6

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

568.728.850

7

Ngân hàng TMCP Á Châu

527.769.994

8

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

506.604.328

9

Ngân hàng TMCP Phát triển Tp HCM

374.611.571

10

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

521.117.123

11

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

309.517.129

12

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

203.665.423

13

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

703.155.353

14

Ngân hàng TMCP Phương Đông

184.491.035

15

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

211.663.515

16

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

289.193.879

17

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

165.831.996

18

Ngân hàng TMCP Bắc Á

119.791.806

19

Ngân hàng TMCP An Bình

120.936.804

20

Ngân hàng TMCP Bản Việt

76.511.392

21

Ngân hàng TMCP Nam Á

153.237.506

22

Ngân hàng TMCP Kiên Long

83.822.488

23

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

24.608.953

24

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

40.521.052

25

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

292.827.078

26

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

73.782.685

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại, 2023

Bảng 2: Ma trận tương quan

 

X1

X2

X3

X4

X5

X6

X7

X8

X9

X1

1,000

               

X2

0,824

1,000

             

X3

-0,465

-0,355

1,000

           

X4

0,152

0,061

0,164

1,000

         

X5

-0,105

-0,086

0,075

-0,069

1,000

       

X6

0,436

0,469

-0,165

-0,004

-0,028

1,000

     

X7

0,287

0,160

0,069

-0,062

0,065

0,027

1,000

   

X8

-0,456

-0,312

-0,313

-0,488

0,076

-0,201

-0,208

1,000

 

X9

0,143

0,257

-0,218

-0,436

0,014

0,225

-0,077

0,295

1,000

Nguồn: Báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Hệ thống NHTM Việt Nam trong trong những năm gần đây khá ổn định về số lượng. Cụ thể, năm 2014 nước ta có 33 ngân hàng; giai đoạn 2015 – 2021, số lượng này là 28 ngân hàng. Tuy nhiên, so với thế giới thì quy mô phần lớn các NHTM còn khiêm tốn, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) chưa cao. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hạn chế cấp phép thành lập ngân hàng và đẩy mạnh việc sáp nhập ngân hàng có hiệu quả thấp. Nhiều thương vụ sáp nhập giữa các ngân hàng được diễn ra trong giai đoạn 2010 – 2015 như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất với Ficombank và TinNghiaBank (2011), Habubank sáp nhật vào Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2012), Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank (2013), Westernbank hợp nhất với PVFC (2013), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), MDBank sáp nhập vào Maritime bank (2015), SouthernBank sáp nhập vào Sacombank (2015). Điều này góp giúp tinh giảm số lượng NHTM cổ phần ở nước ta, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng có tiềm lực tài chính. Do đó, số lượng NHTM cổ phần không có sự biến đổi trong giai đoạn 2014 – 2021.

Cụ thể, quy mô được thể hiện qua giá trị tổng tài sản các NHTM được khai thác dữ liệu đưa vào phân tích trong bài viết này thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1 cho thấy, 26 ngân hàng được chọn khai thác dữ liệu nghiên cứu là NHTM cổ phần, có quy mô tài sản lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1.761.695.792 tỷ đồng) và nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (24.608.953 tỷ đồng).

Mối quan hệ giữa các thành phần trong phương trình

Tương quan là phương pháp được sử dụng để phân tích nội dung này, theo Mai Văn Nam (2008), khi hệ số tương quan có giá trị lớn hơn 0,8 sẽ có mối tương quan giữa hai thành phần, tức có đa cộng tuyến. Kết quả kiểm tra mối tương quan giữa các biến X1 ; X2 ; X3 ; X4 ; X5 ; X6 ; X7 ; X8 ; X9 được thể hiện qua Bảng 2.

Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, phần lớn hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0,8 do đó không có mối tương quan giữa các biến. Tuy nhiên, X1 và X2 có giá trị 0,824 lớn hơn 0,8 thể hiện mối tương quan nhưng mối quan hệ này là mối quan hệ theo dạng phi tuyến tính nên không liên quan đến vấn đề đa cộng tuyến, vẫn phù hợp để thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ROA các NHTM Việt Nam

Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến ROA các NHTM được thể hiện qua Bảng 3.

Bảng 3: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tổng tài sản

Yếu tố

Mô hình hiệu ứng cố định (FEM)

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

Hệ số tác động (t)

Hệ số tác động (t)

X1: Tổng tài sản

0,672***

(3,020)

0,664***

(4,310)

X2: Tổng tài sản/tổng tài sản các ngân hàng

-0,003ns

(-0,060)

-0,058***

(-4,220)

X3: Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

0,059***

(3,910)

0,044***

(3,440)

X4: Dư nợ/huy
động vốn

0,005*

(1,750)

0,003ns

(1,500)

X5: Nợ xấu/dư nợ

-0,006ns

(-0,510)

-0,007ns

(-0,580)

X6: Thành viên
hội đồng quản trị

0,047**

(2,040)

0,022ns

(1,250)

X7: Thu nhập
ngoài lãi

0,005*

(1,880)

0,001ns

(0,350)

X8: Chi phí/
doanh thu

-0,024***

(-4,540)

-0,033***

(-7,750)

X9: Huy động vốn/tổng tài sản

-0,003ns

(-0,660)

-0,005ns

(-1,590)

Hằng số

-3,964*

(-1,910)

-2,284ns

(-1,520)

Số quan sát

208

208

Prob > chi2

0,000

0,000

R2

0,589

0,747

Kiểm định Hausman

0,003

 

Chú thích: ***Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; **Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; *Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%; ns: Không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Phân tích từ số liệu của Báo cáo tài chính từ 26 ngân hàng thương mại, 2023

Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy, kiểm định Hausman có giá trị là 0,003 nhỏ hơn 0,05 do đó, mô hình hiệu ứng cố định được lựa chọn để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tổng tài sản các NHTM. Mặt khác, hệ số kiểm tra sự phù hợp của mô hình hiệu ứng cố định là 0,000 bé hơn 0,05 cho nên đạt được sự phù hợp.

Bên cạnh đó, hệ số R2 có giá trị là 0,589 cho biết khả năng giải thích cho tỷ suất sinh lời của tổng tài sản từ các biến độc lập là 58,9% và còn lại 41,1% được giải thích bởi những yếu tố chưa đề cập ở mô hình nghiên cứu. Hơn thế, kết quả còn cho biết, X1: Tổng tài sản, X3: Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, X4: Dư nợ/huy động vốn, X6: Thành viên hội đồng quản trị, X7: Thu nhập ngoài lãi, X8: Chi phí/doanh thu là những yếu tố có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác có ảnh hưởng đến suất sinh lời của tổng tài sản.

Kết luận và một số khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng tài sản, VCSH/tổng tài sản, dư nợ/huy động vốn, thành viên hội đồng quản trị, thu nhập ngoài lãi, chi phí/doanh thu là những yếu tố ảnh hưởng đến ROA.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 05 chính sách liên quan đến ROA các NHTM Việt Nam như sau:

Thứ nhất, gia tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho biết, quy mô hoạt động của ngân hàng thể hiện qua giá trị tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA. Do đó, NHTM cần có biện pháp cải thiện giá trị tổng tài sản. Mặt khác, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản cũng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.

Thứ hai, nên cân đối giữa huy động và cho vay.

Tỷ lệ dư nợ trên huy động vốn có tác động cùng chiều đến ROA các NHTM. Điều này cho thấy, cơ cấu giữa huy động vốn và cho vay cần cân đối tương xứng để nguồn vốn huy động có thể phát huy tối đa được vai trò trong hoạt động tín dụng. Theo đó, ngân hàng phải luôn theo sát những chính sách, quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện đúng. Trên cơ sở đó, định kỳ ngân hàng lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn và cho vay cần được thực hiện tương xứng.

Thứ ba, từng bước cơ cấu hội đồng quản trị phù hợp.

Số lượng thành viên hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA của các NHTM. Với quy mô hội đồng quản trị lớn sẽ có thêm đóng góp cho chiến lược hoạt động của ngân hàng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì số lượng thành viên trong hội đồng không phù hợp có thể sẽ gây ra những khó khăn trong việc ra quyết định và lựa chọn chiến lược.

Thứ tư, phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi phù hợp.

Thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA các NHTM. Thu nhập ngoài lãi của các NHTM phần lớn đến từ việc thu phí dịch vụ, một phần từ các hoạt động đầu tư, vì các NHTM ở Việt Nam còn rất hạn chế trong việc đa dạng hóa thu nhập, thu nhập chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng có thể ẩn chứa những rủi ro khi khách hàng không hoàn trả nợ, do đó, việc mở rộng thu nhập ngoài lãi không những giúp gia tăng nguồn thu, mà còn giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.

Thứ năm, hoàn thiện quản lý chi phí.

Tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu có ảnh hưởng nghịch chiều đến ROA của các NHTM. Chi phí hoạt động gắn liền với hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế, vì việc quản lý tốt chi phí hoạt động giúp cho tổ chức tinh giản được chi phí và gia tăng thu nhập. Chính vì thế, việc quản lý chi phí luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà quản trị.

Tài liệu tham khảo:

  1. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng, NXB. Thống kê;
  2. Ammar, J. và Hana, B. (2021). Determinants of Banks Profitability in the Middle East and North Africa Region. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(6), pages 0701 - 0711. doi:10.13106/ jafeb.2021.vol8.no6.0701;
  3. Ekaterina, K., Shawuya, J., Anqi, M. và Angi, S. (2021). Determinants Affecting Profitability of StateOwned Commercial Banks: Case Study of China. Risks 9(150), pages 1 - 19. doi.org/10.3390/risks9080150;
  4. Elouali, J. và Oubdi, L. (2018). Factors Affecting Bank Performance: Empirical Evidence from Morocco. European Scientific Journal, 14(34), pages 255 – 267.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2024