“Nhắm” tới các thị trường tỷ USD
Liên quan đến mục tiêu xuất khẩu đạt trên 285 tỷ USD trong năm 2020 (cao hơn khoảng 8% so với năm 2019), nhiều doanh nghiệp (DN) nhận định đây là mục tiêu khó, nhất là trong bối cảnh nhiều thị trường đang đặt ra hàng loạt rào cản kỹ thuật, thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Do vậy, ngay từ đầu năm, trong chiến lược thị trường, nhiều DN đã có sự linh hoạt và đa dạng hơn, tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như hiện nay.
Chủ động “bẻ khóa” rào cản kỹ thuật
Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có 50 thị trường truyền thống với tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức 2 con số. Theo phân tích của giới chuyên gia kinh tế, năm 2020 sẽ là năm bùng nổ xuất khẩu đối với những DN đã có nền tảng tốt về hoạt động sản xuất.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng những tiêu chuẩn, rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu tuy có đổi mới theo từng năm nhưng vẫn dựa trên nền tảng cơ sở nhất định, do vậy, với những DN đã có kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa, nhất là xuất khẩu vào thị trường khó tính, thì đó không còn là rào cản đáng ngại. Vấn đề là với những DN mới làm quen với thị trường xuất khẩu hoặc có chiến lược đầu tư cho xuất khẩu, thay vì than khó, thụ động chờ sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, thì nên chủ động tìm hiểu tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ở những thị trường mà mình muốn tiếp cận. Từ đó, cải thiện quy trình sản xuất cho phù hợp.
Trên thực tế, những tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, rào cản kỹ thuật thương mại luôn được các nước nhập khẩu minh bạch trên hệ thống thông tin; DN chỉ cần tra cứu là đủ để đánh giá nội lực sản xuất có phù hợp hay không, hoặc cần cải thiện những gì.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood cho biết thêm, để có thể xuất khẩu sản phẩm sữa Việt vào thị trường Mỹ, công ty đã phải đầu tư mới dây chuyền sản xuất. Theo đó, sản phẩm sản xuất phải được kiểm soát chặt kết hợp truy xuất nguồn gốc từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu ra thành phẩm, vận chuyển và phân phối đến tận tay người tiêu dùng.
Ở góc độ khác, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho rằng, nguyên liệu sản xuất rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như mức độ tiếp nhận của thị trường. Kinh nghiệm xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa của công ty vào thị trường Trung Quốc và Singapore cho thấy, để có nguồn sữa chất lượng, an toàn đáp ứng tiêu chí nước nhập khẩu, công ty đã đầu tư trang trại bò sữa đạt chuẩn organic của châu Âu. Điều này không chỉ giúp công ty ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất mà còn tận dụng lợi thế về thuế suất khẩu. Đặc biệt là an toàn vượt rào cản kỹ thuật của thị trường.
Tận dụng tối đa độ mở của từng thị trường
Nhìn nhận về thị trường xuất khẩu trong năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng có rất nhiều điểm sáng. Hiện DN trong nước đã và đang tận dụng rất tốt lợi thế thuế suất để gia tăng thị phần tại các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand…
Riêng với FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang được nhiều DN đầu tư nghiên cứu để gia tăng thị phần xuất khẩu. Đây được đánh giá là thị trường rất tiềm năng với quy mô dân số đạt 600 triệu dân.
Ở góc độ khác, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho rằng, nguyên liệu sản xuất rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như mức độ tiếp nhận của thị trường. Kinh nghiệm xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa của công ty vào thị trường Trung Quốc và Singapore cho thấy, để có nguồn sữa chất lượng, an toàn đáp ứng tiêu chí nước nhập khẩu, công ty đã đầu tư trang trại bò sữa đạt chuẩn organic của châu Âu. Điều này không chỉ giúp công ty ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất mà còn tận dụng lợi thế về thuế suất khẩu. Đặc biệt là an toàn vượt rào cản kỹ thuật của thị trường.
Tận dụng tối đa độ mở của từng thị trường
Nhìn nhận về thị trường xuất khẩu trong năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng có rất nhiều điểm sáng. Hiện DN trong nước đã và đang tận dụng rất tốt lợi thế thuế suất để gia tăng thị phần tại các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand…
Riêng với FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang được nhiều DN đầu tư nghiên cứu để gia tăng thị phần xuất khẩu. Đây được đánh giá là thị trường rất tiềm năng với quy mô dân số đạt 600 triệu dân.
Những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trong năm 2019 được dự báo là sẽ có bứt phá mạnh hơn trong năm 2020, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ… Khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, xu hướng 6 tháng đầu năm 2020 so với 6 tháng cuối năm 2019, có 91,5% DN dự báo có số đơn đặt hàng xuất khẩu tăng và ổn định; 8,5% DN dự báo giảm.