Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Nghiên cứu sử dụng kinh tế lượng để phân tích tập dữ liệu thu thập trực tiếp từ 700 khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Kết quả cho thấy có sáu nhân tố gồm: Sự tin cậy, Sự đồng cảm, Sự đáp ứng, Phương tiện hữu hình, Khả năng tiếp cận, Năng lực phục vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Đặt vấn đề
Nằm trong top 10 nước sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam ngày một tăng nhanh. Theo đó, nếu như năm 2005, Việt Nam chỉ có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử thì đến nay đã 100% NHTM cung ứng dịch vụ này dưới nhiều hình thức đa dạng với công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp giảm chi phí do giảm được số lượng nhân viên, chi nhánh, phòng giao dịch và các cơ sở vật chất khác trong khi vẫn có thể duy trì chất lượng dịch vụ khách hàng ở mức cao. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng với chi phí thấp hơn và thu được lợi nhuận cao hơn so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Vì vậy, để khai thác lợi thế của dịch vụ ngân hàng điện tử, hầu hết các NHTM Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng điện tử và cung cấp cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối dịch vụ hiện đại.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định đúng và đủ các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM thì họ sẽ quyết định sử dụng lâu dài, tần suất sử dụng sẽ nhiều hơn và sẽ giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng. Trên cơ sở nắm bắt được các nhân tố tác động trực tiếp đến sự hài lòng, ngân hàng sẽ tập trung giải quyết, đầu tư cho các nhân tố này tốt nhất để ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử mà mình cung cấp. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Dựa theo mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (2005) và hiệu chỉnh của tác giả
Cơ sở lý thuyết
Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về “Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử” và “Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử” như các công trình quốc tế của Cronin và Taylor (1992); Parasuraman và cộng sự (2005); Spreng và Taylor (1996); Zeithalm và Bitner (2000); Lassar và CTG (2000) hay các công trình trong nước như Hà Nam Khánh Giao và Phạm Ngọc Tú (2010); Bùi Văn Thuỵ (2019); Bùi Nhật Quang và Nguyễn Hữu Thái Thịnh (2020)...
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kiểm định đo lường thang đo |
||||||
Item |
Scale Mean if Item Deleted |
Scale Variance if Item Deleted |
Corrected Item-Total Correlation |
Squared Multiple Correlation |
Cronbach's Alpha if Item Deleted |
Cronbach's Alpha |
Thang đo biến “Sự tin cậy” |
||||||
TC1 |
15.20 |
8.454 |
.675 |
.461 |
.872 |
.886 |
TC2 |
15.57 |
8.391 |
.695 |
.532 |
.867 |
|
TC3 |
15.41 |
8.118 |
.801 |
.652 |
.843 |
|
TC4 |
15.26 |
8.274 |
.709 |
.539 |
.864 |
|
TC5 |
15.41 |
8.142 |
.741 |
.564 |
.857 |
|
Thang đo biến “Sự đáp ứng” |
||||||
DU1 |
18.68 |
13.667 |
.801 |
.651 |
.939 |
|
.946 |
||||||
DU2 |
18.68 |
12.948 |
.903 |
.975 |
.927 |
|
DU3 |
18.68 |
13.350 |
.851 |
.729 |
.934 |
|
DU4 |
18.63 |
13.663 |
.777 |
.632 |
.942 |
|
DU5 |
18.67 |
13.533 |
.788 |
.638 |
.941 |
|
DU6 |
18.67 |
13.115 |
.887 |
.972 |
.929 |
|
Thang đo biến “Năng lực phục vụ” |
||||||
PV1 |
14.08 |
9.532 |
.762 |
.603 |
.893 |
|
.910 |
||||||
PV2 |
14.06 |
9.315 |
.814 |
.694 |
.882 |
|
PV3 |
14.16 |
9.219 |
.786 |
.636 |
.888 |
|
PV4 |
14.02 |
9.725 |
.713 |
.531 |
.903 |
|
PV5 |
14.07 |
9.432 |
.791 |
.631 |
.887 |
|
Thang đo biến “Sự đồng cảm” |
||||||
DC1 |
14.39 |
8.796 |
.782 |
.626 |
.865 |
.897 |
DC2 |
14.25 |
9.005 |
.774 |
.647 |
.868 |
|
DC3 |
14.28 |
8.869 |
.791 |
.645 |
.864 |
|
DC4 |
14.34 |
8.911 |
.744 |
.554 |
.874 |
|
DC5 |
14.31 |
9.499 |
.636 |
.419 |
.897 |
|
Thang đo biến “Phương tiện hữu hình” |
||||||
PTHH1 |
22.44 |
20.822 |
.769 |
.682 |
.928 |
.936 |
PTHH2 |
22.46 |
19.967 |
.812 |
.751 |
.924 |
|
PTHH3 |
22.48 |
20.680 |
.761 |
.762 |
.929 |
|
PTHH4 |
22.46 |
20.648 |
.781 |
.694 |
.927 |
|
PTHH5 |
22.48 |
19.965 |
.794 |
.718 |
.926 |
|
PTHH6 |
22.47 |
20.534 |
.775 |
.770 |
.927 |
|
PTHH7 |
22.43 |
19.985 |
.848 |
.811 |
.921 |
|
Thang đo biến “Khả năng tiếp cận” |
||||||
TCN1 |
11.62 |
4.905 |
.780 |
.613 |
.863 |
.896 |
TCN2 |
11.66 |
4.897 |
.752 |
.576 |
.874 |
|
TCN3 |
11.64 |
5.003 |
.775 |
.615 |
.865 |
|
TCN4 |
11.62 |
5.097 |
.774 |
.613 |
.865 |
|
Thang đo biến “Sự hài lòng” |
||||||
HL1 |
7.24 |
1.903 |
.496 |
.255 |
.526 |
.659 |
HL2 |
7.64 |
2.042 |
.418 |
.175 |
.631 |
|
HL3 |
7.33 |
1.944 |
.496 |
.255 |
.527 |
|
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả |
Các công trình này tập trung vào việc xây dựng các mô hình như SERVQUAL, SERVPERF, EBAM, EUCS, TRA, TPB, TAM, TAM2, IDT, UTAUT để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử hay mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và sự thỏa mãn, trung thành của khách hàng.
Tại nghiên cứu này, tác giả tiếp tục kế thừa áp dụng bộ công cụ thang đo của mô hình lý thuyết SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (2005) và đề xuất thêm thang đo mới phù hợp với đặc thù của ngành Ngân hàng Việt Nam; Tập trung kiểm định sự tác động của các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đến sự hài lòng của khách hàng tại các NHTM Việt Nam, So sánh sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử giữa các nhóm đối tượng khách hàng theo độ tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ học vấn.
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước và mục tiêu đề ra, nghiên cứu này đã xây dựng mô hình gồm có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các biến độc lập trong mô hình gồm: Sự tin cậy, Sự đồng cảm, Sự đáp ứng, Năng lực phục vụ, Khả năng tiếp cận, Phương tiện hữu hình.
Biến phụ thuộc trong mô hình là: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các biến kiểm soát bao gồm các biến đã được các nghiên cứu trước đây ghi nhận như độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Mô hình nghiên cứu này dựa theo mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988) với sự hiệu chỉnh của tác giả thêm một nhân tố “Khả năng tiếp cận” để phản ánh thích hợp hơn sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhưng phải đảm bảo độ tin cậy cao và được thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Về đối tượng khảo sát: Là các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM trên địa bàn TP. Hà Nội.
- Về hình thức phát/gửi phiếu khảo sát: Phát trực tiếp tại quầy giao dịch của các ngân hàng khi khách hàng đến làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng; và Gửi thư điện tử cho khách hàng.
- Về kích thước mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (1996, 2013) theo công thức: n > 8m + 50 (Trong đó: n là cỡ mẫu, m là số thang đo của mô hình). Với mô hình nghiên cứu gồm 39 thang đo tương ứng với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 362. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu ước tính là 700 mẫu, bao gồm các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử các NHTM trên địa bàn TP. Hà Nội và thu về 661 phiếu khảo sát hợp lệ.
Kết quả phân tích và thảo luận
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy, hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát với nhân tố mà các biến đó biểu diễn đều lớn hơn 0,3. Như vậy, không có biến quan sát nào bị loại bỏ và thang đo là phù hợp, có độ tin cậy cho phân tích EFA tiếp theo.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở Bảng 2 cho thấy, kết quả kiểm định Bartlett’s giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = 0.000 < 0.05), đồng thời hệ số KMO = 0.936 chứng tỏ kết quả phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là đảm bảo độ tin cậy.
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) |
||||||
Item |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
PTHH7 |
.838 |
|||||
PTHH2 |
.838 |
|||||
PTHH5 |
.798 |
|||||
PTHH4 |
.748 |
|||||
PTHH1 |
.738 |
|||||
PTHH6 |
.685 |
|||||
PTHH3 |
.681 |
|||||
DU2 |
.869 |
|||||
DU6 |
.860 |
|||||
DU3 |
.831 |
|||||
DU1 |
.758 |
|||||
DU5 |
.731 |
|||||
DU4 |
.691 |
|||||
PV5 |
.827 |
|||||
PV2 |
.820 |
|||||
PV3 |
.814 |
|||||
PV1 |
.792 |
|||||
PV4 |
.704 |
|||||
DC2 |
.824 |
|||||
DC1 |
.802 |
|||||
DC3 |
.787 |
|||||
DC4 |
.711 |
|||||
DC5 |
.589 |
|||||
TC3 |
.774 |
|||||
TC2 |
.757 |
|||||
TC5 |
.692 |
|||||
TC1 |
.691 |
|||||
TC4 |
.671 |
|||||
TCN3 |
.783 |
|||||
TCN1 |
.757 |
|||||
TCN2 |
.751 |
|||||
TCN4 |
.701 |
|||||
KMO =0.936, |
||||||
Bartlett's Test, Chi-Square: 19.543,479; Sig: 0.000 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Eigenvalues tổng của nhân tố thứ sáu bằng 1.523>1, khẳng định có 06 nhân tố được rút ra từ phân tích; hệ số tổng phương sai trích của 06 nhân tố bằng 74.788 thể hiện sự biến thiên của các nhân tố được đưa ra từ phân tích có thể giải thích được 74.788% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu. Giá trị phương sai trích lớn hơn 50%, do đó cũng đảm bảo được yêu cầu phân tích.
Kết quả phân tích bảng ma trận xoay cho thấy, các biến quan sát được hội tụ ở 6 nhân tố, và các biến quan sát trên đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 đảm bảo tiêu chuẩn, không có biến quan sát nào có hệ số nằm ở hai nhóm có sự chêch lệch <0.3. Do đó, không phải loại bỏ biến quan sát nào trong phân tích.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử ở các NHTM Việt Nam cho kết quả tốt, các nhân tố có độ tin cậy cao, các biến quan sát có sự hội tụ ở 06 nhân tố, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.
Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy ở bảng trên cho thấy: Hệ số Adjusted R Square = 0.859, thể hiện được sự biến thiên của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 85.9% >50% kết quả đánh giá về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này cho thấy mô hình dữ liệu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu |
|||
Giả thuyết |
Hệ số |
Kết luận |
|
H1 |
Yếu tố “Sự tin cậy” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
.310 |
Được chấp nhận |
H2 |
Yếu tố “Sự đáp ứng” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
.254 |
Được chấp nhận |
H3 |
Yếu tố “Sự đồng cảm” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
.091 |
Được chấp nhận |
H4 |
Yếu tố “Năng lực phục vụ” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
.249 |
Được chấp nhận |
H5 |
Yếu tố “Khả năng tiếp cận” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
.179 |
Được chấp nhận |
H6 |
Yếu tố “Phương tiện hữu hình” có tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM ở Việt Nam |
0.105 |
Được chấp nhận |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu tác giả
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy |
|||||
Model |
R |
R Square |
Adjusted R Square |
Std. Error of the Estimate |
Durbin-Watson |
1 |
.928a |
0.861 |
0.859 |
.2437 |
1.875 |
ANOVA |
|||||
Sum of Squares |
df |
Mean Square |
F |
Sig. |
|
Regression |
240.018 |
6 |
40.003 |
673.758 |
.000b |
Residual |
38.830 |
654 |
.059 |
||
Total |
278.848 |
660 |
|||
Hệ số hồi quy |
|||||
Unstandardized Coefficients |
Standardized Coefficients |
t |
Sig. |
VIF |
|
B |
Beta |
||||
(Constant) |
-.200 |
-3.181 |
.002 |
||
TC |
.270 |
.310 |
15.501 |
.000 |
1.882 |
DU |
.227 |
.254 |
12.245 |
.000 |
2.022 |
PV |
.202 |
.249 |
14.090 |
.000 |
1.470 |
DC |
.079 |
.091 |
4.656 |
.000 |
1.775 |
PTHH |
.091 |
.105 |
5.180 |
.000 |
1.938 |
TCN |
.175 |
.203 |
10.305 |
.000 |
1.824 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Hệ số Durbin-Watson = 1.875, gần với giá trị 2 thể hiện phần dư các biến độc lập không có sự tự tương quan với nhau. Hệ số F = 673.758, Sig = 0.000 <0.05 trong kiểm định ANOVA cho thấy độ tin cậy trong kết quả phân tích hồi quy là đảm bảo với sai số thấp.
Hệ số Sig của các nhân tố trong bảng hệ số hồi quy cũng đều có giá trị Sig =0.000 <0.05, điều này khẳng định các nhân tố đều ảnh hưởng tới biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử. Hệ số VIF của các nhân tố đều đạt giá trị nhỏ hơn 2, do đó không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Như vậy, các kết quả kiểm định đối với mô hình hồi quy đều đạt kết quả tốt, điều này cho thấy, việc xây dựng hàm hồi quy biểu diễn sự ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình có độ tin cậy cao. Dựa trên kết quả phân tích với hệ số của các biến là hệ số Beta chưa chuẩn hoá, nên phương trình hồi quy được xây dựng:
HL = -0.200 + 0.270 *TC + 0.227 *DU + 0.202*PV + 0.079 *DC + 0.91*PTHH + 0.175*TCN
Với các kết quả phân tích trên đây, các giả thuyết ban đầu được đưa ra trong nghiên cứu đã đều được chứng minh là có ý nghĩa thống kê và được chấp nhận.
Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khách hàng đồng ý về chất lượng dịch vụ với 6 tiêu chí đo lường (Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Phương tiện hữu hình, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Khả năng tiếp cận) và hài lòng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử mà họ đang sử dụng. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng các yếu tố (Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Phương tiện hữu hình, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Khả năng tiếp cận) đều có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử trong đó nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là Sự tin cậy.
Một số khuyến nghị
Trên cơ sở xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau:
Đối với các ngân hàng thương mại
- Nâng cao nhận thức của khách hàng về chất lượng, giá cả dịch vụ ngân hàng điện tử. Tiếp tục cung cấp một môi trường sử dụng dịch vụ thuận tiện, dễ sử dụng, an toàn và tin cậy, giá cả hợp lý cho khách hàng, qua đó góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ ngân hàng điện tử và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Cung cấp thêm nhiều hơn các địa điểm giao dịch ngân hàng điện tử, đặc biệt ở nông thôn, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục đăng kí sử dụng dịch vụ và hình thức lấy lại thông tin đã mất. Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp an toàn cần thiết và giáo dục khách hàng thông qua việc giáo dục hoặc cảnh báo nguy cơ bằng các thông báo in trên bản sao kê tài khoản, thư, đơn đăng ký dịch vụ cũng như thường xuyên nhắc nhở khách hàng tuân theo các quy định đảm bảo an toàn.
- Cung cấp kiến thức và hướng dẫn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông, trên website của ngân hàng, tuyên truyền quảng bá giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng hướng tới nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường nghiên cứu, khảo sát ý kiến, đóng góp phản hồi của khách hàng để ngân hàng có hướng cải thiện và phát triển dịch vụ cho phù hợp.
Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Khách hàng cần tự học, tự trang bị thêm những kiến thức và thực hành thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, tham dự các lớp ngắn hạn, trao đổi thông tin về dịch vụ ngân hàng điện tử với cán bộ ngân hàng… Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử lâu năm.
- Cần thực hiện các giao dịch đúng quy trình để tránh rủi ro, đặt mật khẩu đủ khó để không bị các đối tượng xấu dò ra mật khẩu để đánh cắp thông tin. Trường hợp bị đánh cắp thẻ tín dụng, thẻ ATM..., cần thông báo kịp thời cho ngân hàng để có biện pháp xử lý.
Tài liệu tham khảo:
- Hà Nam Khánh Giao, Phạm Ngọc Tú (2010), Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 16;
- Bùi Nhật Quang, Nguyễn Hữu Thái Thịnh (2020), Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đến sự hài lòng của khách hàng: thực tiễn NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Tập 56, Số 3D, Trường Đại học Cần Thơ;
- Bùi Văn Thuỵ (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM tại Đồng Nai, Tạp chí, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, số 8;
- Cronin J.J., Taylor S.A., (1992), Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension. Journal of Marketing, 56, pp 55-68;
- Lassar và CTG (2000), Service Quality Perspectives and Satisfaction in Private Banking. International Journal of Bank Marketing, volume 14, issue 3, p. 244- 271;
- Parasuraman, A., V.A.Zeithaml và A.Malhotra (2005), E-S-Qual: A multiple-item scale for assessing electronic service quality. Journal of Service Research 7(3);
- Spreng và Taylor (1996), An empirical examination of a model of perceived service quality and satisfaction, Journal of Retailing, Volume 72, Issue 2;
- Tabachnick, B. G., và Fidell, L. S. (1996), Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: Harper Collins;
- Tabachnick, B. G., và Fidell, L. S. (2013), Using Multivariate Statistics (6th ed.). Boston, MA: Pearson;
- Zeithalm và Bitner (2000), Services Marketing, New York: McGraw Hill, second edition.