Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

ThS. Lê Quyết Tâm - Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh

Thông qua khảo sát 546 người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, cùng với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu này đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Sản phẩm; Nhân viên; Giá cả; Chính sách; Mặt bằng và trưng bày; Tiện lợi.

Đặt vấn đề

Theo Nielsen, 2021, hiện nay, tỷ lệ mua hàng ở các chợ truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay đã giảm, họ thường xuyên đến các siêu thị mini, các cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng tiện lợi.

Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có trên 3.500 cửa hàng tiện lợi và kênh bán lẻ này sẽ còn tăng trưởng mạnh. Có thể kể đến chuối cửa hàng tiện lợi Cirle K, FamilyMart, 7-Eleven, GS25... và nhiều thương hiệu Việt như: Bách Hóa Xanh, Co.op Smile, Co.op Extra...

Tại nghiên cứu này, tác giả hướng tới mục tiêu xác định mức độ ảnh hưởng những nhân tố tới sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Cơ sở lý thuyết

Mặc dù, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ, tuy nhiên định nghĩa về chất lượng dịch vụ được đề xuất bởi Parasuraman và cộng sự (1988) nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu. Theo đó, chất lượng dịch vụ được miêu tả như là một kiểu thái độ, là kết quả của việc so sánh giữa kỳ vọng của khách hàng về loại dịch vụ đó với sự cảm nhận bởi khách hàng về một dịch vụ cụ thể. Đây là cách tiếp cận được Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) sử dụng để tiến hành xây dựng và phát triển thang đo SERVQUAL bao gồm 22 cặp biến quan sát đo lường cảm nhận và kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ với năm thành phần cơ bản.

Theo ISO (International Organization for Standardization), chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Có thể hiểu đây là sự so sánh, đánh giá của khách hàng về kỳ vọng đối với dịch vụ của doanh nghiệp cũng như chất lượng dịch vụ được quyết định bởi khách hàng, là mức độ khác nhau giữa sự mong đợi và nhận thức của người tiêu dùng về kết quả của dịch vụ (Parasuraman et al, 1988).

Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ với những kỳ vọng mong muốn (Philip Kotler, 1997).

Dựa vào cơ sở lý thuyết này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.Nguồn: Tác giả đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.
Nguồn: Tác giả đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu

Theo mô hình nghiên cứu dự kiến trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

H2: Nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

H3: Giá cả có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

H4: Chính sách có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

H5: Mặt bằng và trưng bày có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

H6: Tiện lợi có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua các phương pháp, bao gồm: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng pháp triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế; (2) Nghiên cứu định lượng: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.

Tác giả sử dụng thang đo 5 Likert từ 1 - Rất không đồng ý; đến 5 - Rất đồng ý. Cùng với đó, tác giả đã gửi 600 bảng hỏi từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2023 cho người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nhận được 562 phiếu khảo sát, trong đó có 16 phiếu bị loại do không hợp lệ, 546 phiếu được đưa vào phân tích và thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

Kết quả nghiên cứu

Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha)

Kết quả phân tích sau khi kiểm định Cronbach’ Alpha đã giữ lại giữ lại 37 biến quan sát hợp lệ. Theo bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 37 biến quan sát đặc trưng.

Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo

Số biến quan sát

Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất

Ghi chú

Sản phẩm

5

0.876

0.716

Chấp nhận

Nhân viên

5

0.854

0.724

Chấp nhận

Giá cả

5

0.786

0.713

Chấp nhận

Chính sách

6

0.724

0.711

Chấp nhận

Mặt bằng và trưng bày

7

0.811

0.714

Chấp nhận

Tiện lợi

5

0.768

0.742

Chấp nhận

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ

4

0.742

0.643

Chấp nhận

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối quan hệ tương quan với nhau (sig = 0.000 < 0.05, bác bỏ H0, nhận H1). Đồng thời hệ số KMO = 0.768 lớn hơn 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy, với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 81.114% > 50% đạt yêu cầu.

Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0.825 (nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig=0.000 < 0.05) chỉ ra, việc phân tích nhân tố là phù hợp dữ liệu và các biến quan sát là có tương quan với nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được giữ nguyên thành 6 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến lớn hơn 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3

Kiểm định mô hình hồi quy đa biến

Trong bảng 2, các biến độc lập SP, NV, GC, CS, MBTB, TL đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. đều < 0.05. Còn các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều lớn hơn 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Bảng 2: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Giá trị t

Mức ý nghĩa Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số Tolerance

Hệ số VIF

1

(Constant)

-2.506

0.291

 

-8.601

0.000

   
 

SP

0.246

0.042

0.282

6.550

0.000

0.960

1.042

 

NV

0.213

0.042

0.231

5.815

0.000

0.965

1.037

 

GC

0.287

0.044

0.298

7.380

0.000

0.980

1.020

 

CS

0.214

0.047

0.202

5.797

0.000

0.963

1.038

 

MBTB

0.212

0.045

0.240

6.647

0.000

0.978

1.023

 

TL

0.228

0.035

0.221

5.770

0.000

0.957

1.045

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.743. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 74.3%. Điều này cho biết, khoảng 74.3% sự biến thiên về nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được giải thích bởi 6 biến độc lập, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.867 trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư.

Phương trình hồi quy

CLDV = 0.298*GC + 0.282*SP + 0.240*MBTB + 0.231*NV + 0.221*TL +0.202*CS

Kết quả và hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, theo thứ tự là: Giá cả; Sản phẩm; Mặt bằng và Trưng bày; Nhân viên; Tiện lợi; Chính sách. Kết quả này có sự tương đồng với nhiều công trình nghiên cứu trước và phản ánh đúng thực tế dữ liệu nghiên cứu của thị trường.

Từ kết quản nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị như sau:

- Đối với giá cả và sản phẩm: Các cửa hàng tiện lợi cần nghiên cứu giá cả nhiều nơi và duy trì cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp thực tế. Các cửa hàng tiện lợi cần cập nhật thêm các chủng loại sản phẩm, hàng hóa để đáp ứng được nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là hướng đến phân khúc khách hàng là thế hệ trẻ (dưới 25 tuổi) mà theo khảo sát đang chiếm khá đông (61.9%).

- Đới với mặt bằng và trưng bày: Cần nghiên cứu, thăm dò hoạt động sống của người dân từng thời gian và địa điểm để mở thêm chi nhánh phục vụ 24/24 phù hợp và đảm bảo sự tiện lợi cho người tiêu dùng khi đến mua sắm về mặt địa lý, tìm sản phẩm trong các kệ hàng, đồng thời đảm bảo an toàn cửa hàng cũng như an toàn vệ sinh các loại thực phẩm nói chung và thực phẩm tươi sống nói riêng.

- Đối với nhân viên bán hàng: Cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân sự phục vụ bán hàng tốt nhất, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc, sự ân cần, chu đáo, thái độ niềm nở hiếu khách của nhân viên.

- Đối với chính sách bàn hàng và sự tiện lợi: Chuỗi các cửa hàng tiện lợi nên đề ra chính sách khuyến mại với quà tặng đi kèm và các chính sách giảm giá sản phẩm, bên cạnh đó là sự tiện lợi khi thanh toán. Cửa hàng cần tập huấn thao tác thanh toán thật kỹ lưỡng cho nhân viên để có thể thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bolton, R. N., & Drew, J. H. (1991a), A Longitudinal Analysis of the Impact of Service Changes on Customer Attitudes. Journal of Marketing, 55(1), 1;
  2. Cook, C., & Thompson, B. (2000), Reliability and Validity of Servqual Scores Used to Evaluate Perceptions of Library Service Quality. The Journal of Academic Librarianship, 26(4), 248–258. https://doi.org/10.1016/S0099-1333(00)00114-2;
  3. Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1992), Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension. Journal of Marketing, 56(3), 55–68. https://doi.org/10.2307/1252296;
  4. Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1994), SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-Based and Perceptions-Minus-Expectations Measurement of Service Quality. Journal of Marketing, 58(1), 125. https://doi.org/10.2307/1252256.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6/2023