Nhật Bản và eurozone châm ngòi cho chiến tranh tiền tệ?

Theo Infonet.vn

(Tài chính) Những gì chúng ta đang chứng kiến trên toàn thế giới cũng là sự phá giá mạnh mẽ, thậm chí đôi khi có chủ đích.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Đồng USD năm nay có sự bứt phá khi tăng giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền của các nền kinh tế phát triển khác. Những gì chúng ta đang chứng kiến trên toàn thế giới cũng là sự phá giá mạnh mẽ, thậm chí đôi khi có chủ đích. Chuyện gì đang diễn ra và chúng sẽ gây ra tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư?

Một nguyên nhân của sự phá giá đó là: khi đối diện với nền kinh tế đã 5 năm tăng trưởng yếu trên toàn cầu, các chính phủ đứng trước áp lực trong việc gia tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để phục hồi tăng trưởng. Thông thường, điều này đồng nghĩa với giảm trị giá tiền tệ để cả sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu tương đối rẻ hơn.

Ví dụ, khi ngân hàng trung tâm châu Âu (ECB) muốn giảm giá đồng euro để xóa bỏ giảm phát. Trước đó, đồng euro mạnh khiến giá nhập khẩu giảm, buộc các nhà sản xuất nội địa giảm giá bán nếu muốn cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Kết quả, lạm phát giá tiêu dùng tiến dần về 0. Trong tháng 10, chỉ số này tăng lên 0,4% so với 1 năm trước.

Tuy nhiên, các nền kinh tế Eurozone vẫn còn khá trì trệ với nguy cơ xảy ra cuộc suy thoái thứ ba kể từ năm 2007. Tỉ lệ thất nghiệp cao với tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vượt qua mức 25% ở nhiều nước, trong đó ở Tây Ban Nha và Hy Lạp lớn hơn 50%. Đồng thời, niềm tin tiêu dùng vốn chưa bao giờ có thể hồi phục đang tiếp tục suy giảm. 

Vào đầu tháng 6, ECB đã phản ứng bằng cách giảm lãi suất cơ bản từ 0,25% xuống 0,15% và đưa ra phí phạt 0,1% cho các khoản dự trữ của các ngân hàng thành viên mà ngân hàng này nắm giữ. Mặc dù các biện pháp này chưa thực sự cứng rắn, đồng euro đã giảm. Tháng 9, ECB bắt đầu tung ra gói vay vốn giá rẻ trong 4 năm trị giá 1.000 tỉ USD  cho các ngân hàng thành viên, miễn là họ có thể thúc đẩy vay vốn ở khu vực tư nhân.

Tuy vậy, các hành động này vẫn chưa thể giúp đồng euro giảm mạnh. Chủ tịch ECB Mario Draghi đã tuyên bố giảm lãi suất liên ngân hàng xuống còn 0,05%, tăng lãi suất tiền gửi lên 0,2% cho các ngân hàng thành viên từ tháng 9. Vào tháng 10, ECB mua hàng loạt chứng khoán, bao gồm trái phiếu được hỗ trợ bởi các khoản vay tự động, thế chấp nhà ở và khoản nợ thẻ tín dụng nhằm khuyến khích người cho vay cho các công ty vay nhiều hơn. Một lần nữa, các biện pháp này tuy chưa thực sự cứng rắn nhưng lại làm đồng euro phần nào suy yếu đi.

Biện pháp cuối cùng ECB áp dụng là chương trình nới lỏng định lượng , tuy nhiên trong khu vực châu Âu, QE không mấy hiệu quả. Nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở hệ thống ngân hàng (chiếm tới 70%) chứ không phải trên thị trường trái phiếu như Mỹ - nơi QE rất hiệu quả. Trong khi đó, các ngân hàng Eurozone cũng bị kìm hãm bởi nợ xấu, lợi nhuận thấp và cần huy động vốn nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Số lượng 18 quốc gia khu vực châu Âu đồng nghĩa với 18 thị trường trái phiếu riêng lẻ cũng khiến ECB phải cân nhắc.

Mua vào chứng khoán dài hạn có thể làm giảm giá trị và khiến đồng Euro trở nên kém hấp dẫn với người mua nước ngoài, một lần nữa giúp ECB đạt được mục tiêu giảm giá đồng Euro. Giảm lãi suất dài hạn có thể thúc đẩy vay và thúc đẩy hoạt động kinh tế đúng như Draghi mong muốn.

Trong lúc đó, ở phía bên kia trái địa cầu, tuy tổng thống chính phủ Nhật Bản không hề bắn ra mũi tên giảm giá đồng Yên nhằm mục đích kiềm chế giảm phát, phục hồi nền kinh tế nhưng đây rõ ràng là kế hoạch của ông. Hệ quả hiển nhiên đó là nới lỏng định lượng qui mô lớn thực hiện bởi ngân hàng Nhật Bản và sự bùng nổ trong bảng cân đối kế toán của BOJ. 

Sau một thời gian bình ổn, vài tuần trở lại đây, đồng Yên lại tăng mạnh. Ngân hàng trung ương kiên quyết chống lại các kỳ vọng giảm phát đang lan tràn ở Nhật sau hai thập kỷ đồng Yên chỉ bình ổn hoặc giảm.

Một mục đích khác của việc nới lỏng chính sách tiền tệ và rẻ hóa đồng Yên là nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và lật ngược tình thế thâm hụt thương mại nước ngoài ngày càng tăng. Hơn nữa, đồng Yên rớt giá khiến giá trị hàng nhập khẩu tăng, vô hình chung đẩy giá cả tới mục tiêu lạm phát 2% của BOJ.

 Nhận định dưới góc độ thâm hụt và nợ vốn đã cao của chính phủ Nhật Bản, cái đích mũi tên thứ hai của ông Abe nhắm tới là kích thích tài khóa, cũng không dễ dàng gì. Mùa xuân này, để giải quyết các khoản nợ chính phủ, ông tuyên bố tài khóa tăng từ 5% lên 8% dưới hình thức thuế doanh thu. Kết quả không ngoài dự đoán: tiêu dùng và GDP trong quí I tăng vọt.

Kể từ đó, GDP liên tục trượt dốc, giảm xuống còn 7.3% trong quí II sau đó tiếp tục giảm 1.6% trong quí III, đẩy Nhật Bản vào cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ tư kể từ năm 2008. Phản ứng của ông Abe là đưa ra lần tăng thứ hai với thuế doanh thu và kêu gọi cuộc bầu cử sớm vào tháng 12.

Nhật Bản đang phải đối mặt với sự suy giảm dân số bởi tỉ lệ sinh thấp nhất các nước G-7 và không có người nhập cư. Kết quả, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp của Nhật Bản phải nhường chỗ cho lượng lao động nghỉ hưu ngày càng tăng. 

Mũi tên thứ ba của ông Abe nhắm tới mục tiêu cải cách cơ cấu. Tuy nhiên những cải cách kiểu này vấp phải khó khăn ở đất nước mà đến cuối những năm 1800 còn chìm đắm trong chế độ phong kiến. Khi đó, phụ nữ chỉ làm việc tại gia còn đàn ông dành cả đời phục tùng lãnh chúa phong kiến của mình. Ngày nay, chuẩn mực mới của họ là phụ nữ không đi làm và đàn ông cả đời lao động. Bởi các công ty không khuyến khích sa thải nhân viên nên họ cũng không có chỗ cho nhân viên mới. Một hệ quả nữa chế độ phong kiến để lại đó là mô hình tiếp quản công ty nhằm nâng cao hiệu quả cũng hiếm thấy ở đây.

Chính phủ của ông Abe cũng đang thảo luận về các cải cách cơ cấu ít gây gián đoạn hơn nhằm nâng cao tiềm lực phát triển của Nhật Bản trong đó cắt giảm thuế doanh nghiệp từ trên 35% xuống dưới 30%, trong tương quan với mức trung bình 25% của các quốc gia phát triển, là một phương án. Một phương án nữa đó là tạo ra đặc khu kinh tế nhằm cho các doanh nghiệp mọi quyền tự do từ tuyển dụng, sa thải cho tới quản lý và sở dụng đất.

Nhìn chung, sẽ là khó khăn cho ông Abe khi tiến hành kích thích tài khóa hay cải cách cơ cấu.  Ông sẽ phải dựa vào việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách sẽ gây phản ứng tiêu cực với đồng Yên. Trên thực tế, BOJ cho biết, ngày 31 tháng 10, họ sẽ mua đến 1/3 trái phiếu chính phủ, đồng thời mua gấp ba lần quỹ hoán đổi danh mục và quỹ đầu tư bất động sản.

Nhật Bản, cũng như Eurozone, rõ ràng đã châm ngòi cho sự phá giá cạnh tranh nhằm thúc đẩy kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trong phần hai của loạt bài này, ta sẽ xem xét cái gọi là tiền tệ hàng hóa và nguyên nhân dẫn tới sự phá giá của nó.