Nhiệm kỳ 2 của chủ tịch Fed đương đầu với vô vàn thách thức chưa có tiền lệ
Bước sang nhiệm kỳ 2, ông Jerome Powel phải giải quyết nhiều vấn đề trong bối cảnh kinh tế Mỹ có những điểm trái ngược hoàn toàn so với nhiệm kỳ 1.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại vị, ông Jerome Powell không còn nghi ngờ gì nữa đã trở thành vị chủ tịch có quan điểm chính sách mềm mỏng nhất trong lịch sử hiện đại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông ưu tiên tối đa đến tạo việc làm trong thời kỳ mà lạm phát dường như biến mất. Bước sang nhiệm kỳ 2, ông có thể phải làm điều ngược lại: ưu tiên cho lạm phát bất chấp việc có thể sẽ có những việc làm bị mất đi, theo nội dung bài đăng mới đây trên WSJ.
Sự thay đổi trái ngược này có thể sẽ “đau đớn” với cả ông Powell và ông Biden. Vào ngày thứ Hai, Biden đã khen ông Powell về cam kết tạo việc làm tối đa để mà người lao động Mỹ có thể được tăng lương sau nhiều thập kỷ mức lương trì trệ, ngoài ra cũng để cho thành quả của tăng trưởng kinh tế được chia sẻ rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế đã thay đổi khá nhiều chỉ riêng trong năm gần nhất. Lạm phát Mỹ ở mức 6,2% hiện cao nhất trong 31 năm. Trong khi số lượng việc làm vẫn thấp hơn 4,2 triệu so với mức trước đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu lao động vẫn phổ biến và tăng trưởng lương đang tăng lên. Tất cả những yếu tố này đang đe dọa khiến Fed không thể giữ được lạm phát tăng trưởng đúng mức mục tiêu 2%.
Giờ đây, ông Powell và các đồng nghiệp của mình trong đó có thống đốc Lael Brainard đang hy vọng lạm phát sẽ giảm. Tuy nhiên cũng có rủi ro rằng các giả thuyết trên đã không còn hợp thời nữa. Trong trường hợp đó, lãi suất cơ bản đồng USD sẽ có thể tăng mạnh, điều này đe dọa gây ra suy thoái kinh tế và vận mệnh chính trị của ông Biden.
Ông Jerome Powell không phải một vị chủ tịch Fed có thể mang đến cuộc cách mạng về chính sách tiền tệ. Từng là một cựu điều hành quỹ và quan chức Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, ông được bổ nhiệm vào vị trí thống đốc Fed vào năm 2012 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama. Ban đầu, ông thể hiện quan điểm chính sách cứng rắn, ông thể hiện quan điểm không hài lòng với việc Fed mua trái phiếu nhằm duy trì lãi suất dài hạn ở mức thấp.
Tuy nhiên ông Powell là người cởi mở. Trong một cuộc nói chuyện, ông tự gọi mình là một con cáo chứ không phải một con nhím.
Đến năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã đưa ông Powell lên làm chủ tịch Fed. Mô hình của ngân hàng trung ương, theo quan điểm của ông Powell, dựa vào các quan niệm kinh tế có thể chưa hoàn chỉnh.
Tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất trung lập cân bằng giữa việc làm và lạm phát. Thất nghiệp giảm đều đặn, rơi xuống mức thấp nhất trong 50 năm là 3,5% và không có dấu hiệu lạm phát hay mức lương bị ảnh hưởng. Lạm phát ở thời điểm ấy vững vàng quanh ngưỡng 2% của Fed khiến cho vào năm 2019, ông Powell phải nâng nhẹ lãi suất cơ bản đồng USD.
Đại dịch COVID-19 đã làm cho chính sách của NHTW càng trở nên mềm mỏng trong năm ngoái khi mà lạm phát vọt lên mức cao nhất trong thời kỳ Đại Khủng hoảng gần 15% và lạm phát rơi xuống mức 0,2%. Fed hạ lãi suất xuống gần 0%, khởi động lại chương trình mua trái phiếu và mạnh tay cho doanh nghiệp và các thành viên thị trường vay tiền nhằm ngăn khủng hoảng tài chính, bà Brainard cũng có vai trò quan trọng trong định hướng chính sách này.
Fed cam kết giữ lãi suất ở mức gần 0% cho đến khi lạm phát đạt đến ngưỡng trên 2% và thị trường lao động trở lại trạng thái việc làm tối đa.
Nền kinh tế hiện nay không giống với những gì xảy ra trong thời kỳ trước đây. Lo sợ rằng nhu cầu sẽ yếu đi một cách cấu trúc cũng giống như sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2009-2009, ông Powell đã ủng hộ Quốc hội Mỹ thông qua gói hỗ trợ và kích thích kinh tế quy mô 5,9 nghìn tỷ USD.
Nhu cầu giờ đây tăng nóng nhờ gói kích cầu đó và lãi suất ở mức thấp cũng như quá trình mở cửa lại doanh nghiệp và hoạt động tiêm vắc xin COVID-19 được đẩy cao. Trong khi đó, nguồn cung lại chịu tổn hại bởi tình trạng thiếu linh kiện, hàng triệu người lao động rời khỏi thị trường việc làm khi họ đến tuổi về hưu, COVID-19 và nhiều yếu tố khác. Kết quả, lạm phát đã vượt quá mức mục tiêu 2% của Fed.
Từ những lần phục hồi kinh tế trước, Fed đã kết luận rằng việc siết chặt chính sách tức thời, tức là nâng lãi suất quá sớm trước khi lạm phát kịp tăng nhanh, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng việc làm. Fed giờ đây vì vậy tiếp tục duy trì lãi suất ở ngưỡng 0% và thực ra ở ngưỡng âm nếu điều chỉnh với lạm phát khi mà kinh tế tăng trưởng bùng nổ cũng như lạm phát tăng tốc.
Lạm phát tại Mỹ chạm mức cao nhất trong 13 năm trong thời gian gần đây, điều này không khỏi khiến nhiều người tranh luận về khả năng liệu nước Mỹ có bước vào thời kỳ lạm phát cao giống như thập niên 1970. Ở hiện tại, Fed vẫn đang tin rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt vào năm sau khi mà chuỗi cung ứng bình ổn và giá năng lượng ngừng tăng, lạm phát sẽ ổn định quanh ngưỡng từ 2% đến 2,5%.