Nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới họp bàn hướng giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tính toán của Liên hợp quốc (UN) cho hay Nga và Ukraine sản xuất ước tính khoảng 30% tổng sản lượng lúa mì và lúa mạch cũng như cung cấp phần lớn lúa mì cho khoảng 36 nước trên thế giới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong tuần này sẽ có cuộc gặp với bộ trưởng đến từ nhiều nước công nghiệp phát triển hàng đầu nhằm tính đến giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm quốc tế gây ra bởi xung đột Nga – Ukraine.
Bà Yellen và người phó của mình – ông Wally Adeyemo dự kiến sẽ có chương trình họp liên tục cấp cao với bộ trưởng kinh tế nhiều nước, ngoài ra phải kể đến lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), đại diện các nước nhóm công nghiệp phát triển G7 cũng như lãnh đạo của nhóm nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới G20.
Bà Yellen và ông Adeyemo có kế hoạch sử dụng các cuộc họp vào mùa xuân của IMF và WB để bàn đến việc Mỹ và các nước đồng minh sẽ có thể hợp tác với nhau như thế nào nhằm đảm bảo rằng những nước phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì và phân bón từ Nga và Ukraine không đương đầu với tình trạng thiếu hụt kéo dài.
“Bộ trưởng Yellen đồng thời thể hiện quan điểm vô cùng lo ngại về tác động của căng thẳng Nga – Ukraine lên kinh tế toàn cầu, trong đó có rủi ro mất an ninh lương thực tại các thị trường mới nổi cũng như nước đang phát triển trên khắp thế giới, đặc biệt khi mà họ đang chật vật hồi phục từ sau đại dịch COVID-19”, quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ nói vào ngày thứ Hai.
Quan chức trên nhấn mạnh: “Bộ trưởng tin rằng việc căng thẳng Nga – Ukraine leo thang cho thấy yêu cầu bức thiết của việc cần phải đưa nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới hợp tác lại với nhau nhằm bảo vệ trật tự quốc tế, bảo vệ hòa bình và thịnh vượng khu vực”.
Lãnh đạo IMF Kristalina Georgieva, chủ tịch WB David Malpass và chủ tịch Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD) Gilbert Houngbo đều sẽ tham gia các buổi họp trong chuỗi sự kiện này.
Đồng thời bà Yellen cũng sẽ có cuộc họp kín với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Bộ trưởng Tài chính Ukraine nói rằng hai bên có kế hoạch đối thoại liên quan đến việc chính quyền Biden hỗ trợ cho Kyiv và những nỗ lực hỗ trợ cho kinh tế Nga, tuy nhiên không nói thêm chi tiết.
Chuỗi sự kiện thượng đỉnh về kinh tế này được tổ chức khoảng 1 tuần sau khi Liên hợp quốc cảnh báo rằng căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tạo ra cơn bão hoàn hảo gây gián đoạn thị trường thực phẩm, năng lượng và tài chính toàn cầu, gây tổn hại đến cuộc sống của hàng tỷ người dân trên thế giới.
Tính toán của Liên hợp quốc (UN) cho hay Nga và Ukraine sản xuất ước tính khoảng 30% tổng sản lượng lúa mì và lúa mạch cũng như cung cấp phần lớn lúa mì cho khoảng 36 nước trên thế giới. Phần lớn các nước này thuộc nhóm nghèo nhất thế giới, báo cáo nhấn mạnh.
Nga và đồng minh Belarus cũng xuất khẩu ước tính khoảng 20% lượng thuốc trừ sâu của thế giới, thực tế này đe dọa đến sản lượng nông nghiệp toàn cầu.
Do những vấn đề liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine gây ra bởi đại dịch COVID-19, giá thực phẩm hiện đang ở ngưỡng cao nhất theo tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá thực phẩm đã tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.