Những bài học từ thương chiến Nhật - Mỹ
Tokyo và Washington đã đối đầu trong một cuộc thương chiến quy mô nhỏ vào những năm 1980. Vậy, cuộc thương chiến này mang lại những bài học gì cho những xung đột thương mại Mỹ - Trung hiện nay.
Những suy xét hiện tại cho rằng không có ai thắng trong những cuộc thương chiến. Thông điệp này gắn liền trên hầu hết các báo về chiến dịch áp thuế trừng phạt của chính quyền tổng thống Trump với Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Nhưng, liệu thông điệp đó có đúng? Lịch sử cho chúng ta thấy rằng, đôi khi vẫn có những kẻ chiến thắng trong những cuộc thương chiến. Tất cả những gì cần làm là đợi cho 1 bên phải thoái lui trước.
Vào thập niên 1980 và 1990, Nhà Trắng phải đối mặt với một cường quốc kinh tế châu Á đã tự thao túng tiền tệ, trợ cấp cho các công ty của mình, dựng lên những hàng rào phi thuế quan hà khắc với những sản phẩm nhập khẩu.
Washington đã đáp trả bằng cách áp thuế trừng phạt 100% lên các sản phẩm điện tử, thuyết phục doanh nghiệp tự nguyện hạn chế các sản phẩm của đối thủ như ô tô, thép, các máy móc công nghiệp, đồng thời áp dụng luật cấm các ngành công nghiệp thép, gỗ và đường của nước này. Nhưng đó không phải là đất nước Trung Quốc non trẻ mà chính là đồng minh của Mỹ, nước Nhật Bản.
Trong gần 1 thập kỷ, Nhật và Mỹ đã đối đầu trong cuộc thương chiến quy mô nhỏ. Mỹ đã giành được chiến thắng chiến thuật với Thỏa ước Plaza 1985 khi Mỹ lập luận rằng Nhật cần từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định đã thịnh hành sau Thế Chiến II.
Kết quả là các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ hạ giá do đồng USD xuống giá so với đồng Yên. Và Nhật thì rơi vào bong bóng kinh tế, cuối cùng đưa nước này tới một "Thập niên mất mát" với tình trạng kinh tế đình trệ kéo dài suốt thập niên 1990.
Trong khi có rất nhiều sự khác biệt giữa Trung Quốc hiện tại và Nhật Bản những năm 1980 - Khi Trung Quốc là quyền lực chuyên chế và là đối thủ ngang hàng hơn là một đồng minh của Mỹ, có rất nhiều cấu trúc đặc trưng tương đồng về cách 2 nước tiếp cận thương mại và mô hình với thị trường nội địa.
Tiếp đến, chiến lược của Trung Quốc là đáp trả lại những hành động của Mỹ một cách tương đồng. Sự ăn miếng trả miếng này có phần đáng mỉa mai, khiến cho có nhiều lời phàn nàn lan rộng về việc Bắc Kinh không cung cấp đặc quyền tiếp cận thị trường cho những nước khác. Cố vấn kinh tế của ông Tập Cận Bình là phó thủ tướng Lưu Hạc đóng vai trò trung tâm trong hành động này.
Không lâu sau khi ông Trump bật đèn xanh cho khoản áp thuế lên khoản hàng hóa nhập khẩu trị giá 50 tỷ USD từ Trung Quốc, Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Ông Lưu Hạc còn đi xa hơn khi chọn cùng ngày để áp thuế trừng phạt là ngày 6.7.
Sự khác biệt trong việc áp thuế của hai nước nằm ở mặt hàng. Việc áp thuế của ông Trump tập trung vào các linh kiện, bộ phận sử dụng trong sản xuất công nghệ cao, máy móc, ô tô và vận tải, trong khi thuế của ông Tập Cận Bình tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp như đậu nành.
Chiến lược sau có vẻ kỳ quặc khi nhận ra sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ cao của Mỹ. Những sản phẩm trên không phải là những gì ông Lưu Hạc nhắm tới chừng nào kế hoạch Made in China 2025 vẫn là thành phần cốt yếu trong tham vọng của ông Tập Cận Bình. Trong kế hoạch này, Trung Quốc nhắm tới việc cái tiến sản xuất các sản phẩm công nghệ cao nội địa.
Rõ ràng, đội ngũ của ông Trump nhận ra điều này và vì thế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao, vừa để ngừng việc mất đi những sở hữu trí tuệ có giá trị của Mỹ và đặt áp lực lên Trung Quốc khi tạo ra mối đe dọa về việc mất đi những việc làm tại thành thị. Ví dụ tiêu biểu là công ty ZTE.
Với 74.000 lao động có rủi ro mất việc khi bị đẩy khỏi nền kinh tế Mỹ, Bắc Kinh đang hoàn toàn tập trung vào bước đi tiếp theo để có thể ngăn được điều này. Trong khi, việc Trung Quốc tấn công vào nông dân Mỹ - những người tích cực bỏ phiếu cho ông Trump và đe dọa sự thành công trong bầu cử giữa nhiệm kỳ, thì việc Nhà Trắng tấn công vào ZTE nhanh hơn rất nhiều và hiệu quả hơn nhiều so với động thái của Bắc Kinh.
Có rất nhiều ồn ào xung quanh chiến thuật của ông Trump, nói rằng ông đại diện cho sự hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi ông Trump nắm quyền, có thể nhận thấy phương thức xử lý của ông.
Thứ nhất, giao tiếp với phe mà bạn không vui và muốn đàm phán. Ai đó sẽ lập luận rằng điều này xảy ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống, khi ông Trump kiên định lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc "đang giết chết nền kinh tế Mỹ".
Tiếp đến, phát triển mối quan hệ cá nhân với đối thủ và cho anh ta thời gian để đưa ra đề nghị. Điều này xảy ra khi ông Trump mời ông Tập Cận Bình tới dinh thự của mình tại khu resort Mar-a-Lago. Thể hiện tính cách cá nhân thân thiện và đầm ấm, ông Trump đã đùa trong buổi họp báo, nói rằng ông Tập vẫn chưa đưa cho ông thứ gì cả.
Thứ hai, nếu bạn phớt lờ, đưa cho người khác thứ gì đó để họ phải nghĩ. Khiến cho anh ta phải đau nhức. Hành động như vậy không phải để trừng phạt mà để khiến đối thủ phải thực sự cam kết với bạn. Bắc Kinh đã hứa hẹn cải tổ cấu trúc với chính quyền Mỹ trước đây nhưng thất hứa.
Vòng áp thuế trừng phạt với sản phẩm thép nhập khẩu là dấu hiệu ông Trump đã hết sự kiên nhẫn. Có thể, việc thay đổi Peter Navarrro làm cố vấn kinh tế thay cho ông Gary Cohn là thông điệp Mỹ sẽ sử dụng cách tiếp cận cứng rắng hơn với Trung Quốc.
Bất cứ điều gì khiến việc áp thuế trừng phạt được thực thi thì cái đích cuối cùng đối với chính quyền của ông Trump - Washington vẫn là cần tập trung vào sự cải tổ cấu trúc tại Trung Quốc hơn là việc giảm thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại ở mức 375,57 tỷ USD là một công cụ chính trị hữu dụng tại Washington nhưng nó cũng rất nguy hiểm.
Bởi tập trung vào thâm hụt thương mại là tập trung vào triệu chứng chứ không phải nguyên nhân. Theo lời của cựu thứ trưởng thương mại Mỹ Frank Lavin thì là: "Nếu họ đưa anh một tấm séc, hãy cẩn thận. Họ chọn mua anh và sau đó khiến anh phải ra đi vì số tiền đó".
Ông Trump có thể chiến thắng cuộc thương chiến này bằng cách khiến Trung Quốc phải lùi bước trước khi đưa ra những quan ngại về cấu trúc và sở hữu trí tuệ trong bản báo cáo tháng 3 của đại diện thương mại Mỹ. Việc ông Tập Cận Bình có thể khiến sự việc thay đổi và tiếp tục "giấc mộng Trung Hoa" của ông hay không, vẫn còn phải bàn cãi.