Liệu Mỹ và Trung Quốc có đạt được thỏa hiệp trong thương chiến?

Theo Tiệp Nguyễn/nhadautu.vn

Cựu Thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd đã điểm lại tình hình thương chiến Mỹ - Trung và căng thẳng giữa 2 nước để đưa ra phân tích rằng: Liệu 2 nước có đạt được một thỏa thuận chung?

 Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tháng 12.2018, hai nước đã đình chiến và tuyên bố sẽ dàn xếp 1 thỏa thuận trong 90 ngày. Nhưng vào tháng 5 năm nay, thương chiến lại tiếp diễn.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tháng 12.2018, hai nước đã đình chiến và tuyên bố sẽ dàn xếp 1 thỏa thuận trong 90 ngày. Nhưng vào tháng 5 năm nay, thương chiến lại tiếp diễn.

Bị chi phối bởi những phe phái theo chủ nghĩa dân tộc trong nội địa và cần phải giữ được "mặt mũi", Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại song phương, dù cả 2 bên đều chia sẻ ý muốn giải quyết vấn đề này trước khi kết thúc năm 2019. Để đạt được một thỏa thuận, cả 2 phía đều cần phải thực hiện những bước đi trọng yếu và thực chất ngay lập tức. 

Hiện tại, lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã kết thúc. Giờ là thời điểm để lại hướng sự quan tâm về cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Cuộc xung đột đang chuẩn bị vào vòng cuối. Thực tế, vòng đám phán sắp tới có thể là cơ hội thực chất cuối cùng để tìm một giải pháp về thương mại, công nghệ và tình trạng hỗn độn lớn hơn về mặt kinh tế đang nhận chìm cả hai nước. 

Cựu Thủ tướng Úc, Kevin Rudd cho rằng cả 2 nước Mỹ và Trung Quốc đều đang muốn có một sự thỏa thiệp.
Cựu Thủ tướng Úc, Kevin Rudd cho rằng cả 2 nước Mỹ và Trung Quốc đều đang muốn có một sự thỏa thiệp.

Nếu thất bại, thế giới sẽ phải chuẩn bị cho thời kỳ kinh tế bất ổn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Có một rủi ro thực tế là Mỹ sẽ bị trượt vào suy thoái, nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua một sự phân ly rộng hơn và đầu độc những quan hệ tốt đẹp từng có giữa 2 nước trong tương lai. Với những cử tri theo chủ nghĩa dân tộc ở cả 2 nước, cũng có một cánh cửa cơ hội rộng lớn hơn để tranh luận rằng cuộc xung đột là không thể tránh khỏi. 

Đến giờ, cuộc thương chiến đã trải qua 4 "pha". Pha đầu tiên bắt đầu vào tháng 3.2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố về vòng áp thuế trừng phạt đầu tiên với các sản phẩm Trung Quốc. Pha 2 xảy ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires tháng 12.2018, khi ông Trump và ông Tập Cận Bình tuyên bố họ sẽ dàn xếp một thỏa thuận trong vòng 90 ngày. Nhưng cuộc đình chiến đã tan vỡ vào đầu tháng 5 năm nay, khi cả 2 bên đều cáo buộc phe đối thủ đã đòi hỏi có thay đổi lớn với dự thảo thỏa thuận vào phút cuối.

Có thể mô tả pha thứ 3 trong cuộc thương chiến là "mùa hạ của sự bất mãn": Mỹ áp một vòng thuế trừng phạt mới, Trung Quốc trả đũa đồng thời cũng hé lộ câu trả lời cho bản "danh sách các thực thể" của Mỹ. Để đáp trả việc Mỹ đưa Huawei và 5 công ty công nghệ khác của Trung Quốc vào danh sách đen, Bắc Kinh đã đưa ra "danh sách các thực thể không đáng tin cậy" đe dọa nhắm vào và loại trừ các công ty Mỹ. 

Với những diễn biến như vậy, liệu có nên hy vọng vòng đàm phán sắp tới sẽ thành công?

Trước hết, cả 2 nền kinh tế Mỹ - Trung đều đang gặp vấn đề. Tại Mỹ, hình ảnh nghèo nàn về sản xuất và việc làm trong khu vực tư nhân đang càng củng cố thêm sự bi quan với viễn cảnh của nền kinh tế. Nếu những điều kiện kinh tế trở nên xấu hơn nữa, những hứa hẹn của ông Trump nhằm tái tranh cử tổng thống vào năm 2020 sẽ lâm nguy. 

Cũng vậy, ông Tập Cận Bình sẽ suy yếu khi kinh tế bị chững lại vào trước kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2021. Sự kiện này mở đầu cho nhiệm kỳ thứ 3 của ông vào năm 2022.

Cả 2 phe đều công khai tuyên bố rằng cuộc thương chiến gây hại cho đối thủ nhiều hơn. Nhưng rõ ràng nó đang gây tổn thương cho cả 2 nước khi gây bất ổn các thị trường, hủy hoại sự tin cậy trong kinh doanh và gây xói mòn tăng trưởng. 

Hai nước cũng đều nói rằng có khả năng phục hồi kinh tế cần thiết để vượt qua được một cuộc xung đột kéo dài. Về câu hỏi này, vẫn chưa rõ bên nào có luận cứ thuyết phục hơn. Rõ ràng, Mỹ ít phụ thuộc vào thương mại hơn Trung Quốc. 

Nhưng Trung Quốc, dù yếu hơn bởi đã ban hành chính sách nội địa yếu kém trước cuộc thương chiến, vẫn có tài chính, tiền tệ và các công cụ tín dụng mạnh hơn, có thể tùy ý sử dụng. 

Trung Quốc vẫn có tài chính, tiền tệ và các công cụ tín dụng mạnh hơn, có thể tùy ý sử dụng.
Trung Quốc vẫn có tài chính, tiền tệ và các công cụ tín dụng mạnh hơn, có thể tùy ý sử dụng.

Trong mọi trường hợp, cả 2 phía đều nhận thức rằng họ đang chĩa "khẩu súng kinh tế" vào đầu đối thủ. Vì thế, dù đang có "động tác chính trị", cả ông Trump và ông Tập đều đang muốn có một sự thỏa hiệp. Hơn nữa, họ cần có nó vào trước thoài điểm cuối năm để ngăn chặn những thiệt hại sẽ xảy ra thêm nữa khi vòng áp thuế lớn tiếp theo có hiệu lực vào ngày 15.12. Biểu thời gian như vậy khiến cả 2 bên cần có những bước đi quan trọng và thực chất ngay lập tức. 

Bước đầu, Trung Quốc nên đề xuất một thỏa thuận sử dụng lại những điều khoản trong bản dự thảo dài 150 trang đã được 2 nước đưa ra trước đó, nhưng với sự xem xét lại nhằm đáp ứng yêu cầu về 3 "lằn ranh đỏ" của mình. 

Đặc biệt, Trung Quốc cần phải loại bỏ những điều khoản nhằm duy trì sự áp thuế của Mỹ sau khi thỏa thuận được ký kết, và loại bỏ việc Mỹ có thể đơn phương áp thuế nếu kết luận rằng Trung Quốc không tôn trọng thỏa thuận. Bắc Kinh cũng nên đưa ra cam kết rằng Trung Quốc sẽ thực thi thỏa thuận theo cách "nhất quán theo tiến trình lập pháp, hành pháp và pháp lý của mình". 

Cả 2 phe đều nhận thức rằng họ đang chĩa "khẩu súng kinh tế" vào đầu nhau.
Cả 2 phe đều nhận thức rằng họ đang chĩa "khẩu súng kinh tế" vào đầu nhau.

Thứ 2, Trung Quốc cần thực hiện tốt hơn đề nghị giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại song phương theo thời gian. Điểm đàm phán này dựa trên sự yếu kém về kinh tế học, nhưng nó quan trọng với ông Trump cả về mặt cá nhân lẫn chính trị. 

Thứ 3, trong khi Trung Quốc muốn tránh việc cấm trợ cấp chính phủ cho các công ty và ngành công nghiệp Trung Quốc, họ phải giữ những điều khoản trong dự thảo thỏa thuận về việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và cấm cưỡng ép chuyển giao công nghệ. 

Hơn nữa, có thể cần mỗi nước tuyên bố vị trí của mình trong chính sách công nghiệp của nhà nước trong một thông cáo chính thức đi kèm với việc ký thỏa thuận. Một bản tuyên bố như vậy cũng có thể định rõ cơ chế trọng tài trong nội địa và trên trường quốc tế sẽ được sử dụng để thi hành các luật liên quan về cạnh tranh bình đẳng. 

Thứ 4, cả 2 phía cần phải tạo ra một môi trường chính trị tích cực hơn. Trong những tuần vừa qua, đã có dấu hiệu tốt đẹp hơn bao gồm cả những báo cáo về việc Trung Quốc lại tiếp tục mua đậu nành của Mỹ. Dù mức thu mua thấp lịch sử, nó vẫn giúp ông Trump xoa dịu những người nông dân giận dữ của mình. 

Trong khi đó, Mỹ cũng đã hoãn áp thuế trừng phạt 5%, vốn sẽ có hiệu lực vào ngày 1.10 vừa qua. Mỹ cũng đã miễn trừ cho một vài công ty của mình bán những sản phẩm không nhạy cảm cho công ty Huawei. 

Mới đây, Mỹ đã nới lệnh cấm, cho phép một số công ty bán sản phẩm cho Huawei.
Mới đây, Mỹ đã nới lệnh cấm, cho phép một số công ty bán sản phẩm cho Huawei.

Thứ 5, hai nước cần coi Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Santiago vào ngày 14-16/11 là cơ hội cuối cùng để ký được một thỏa thuận. Với những cuộc đàm phán cấp cao diễn ra giữa đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tháng này, những vấn đề nổi bật sẽ được thỏa thuận tại Bắc Kinh vào đầu tháng 11. 

Có được một thỏa thuận thành công trước dịp Lễ Tạ Ơn (khoảng cuối tháng 11) sẽ rất quan trọng để củng cố lòng tin của người tiêu dùng và những nhà kinh doanh Mỹ cho mùa Noel. 

Dù có những căng thẳng về chính trị, hai ông Trump và Tập Cận Bình vẫn có cơ sở để muốn một thỏa thuận hơn là không. Nhưng những hành động nhằm bôi nhọ ông Trump gần đây có thể làm hỏng tiến trình này. Một ông Trump yếu thế hơn sẽ có động lực để cứng rắn hơn với Trung Quốc hơn là những nhu cầu về lợi ích kinh tế của Mỹ. Nhưng như vậy, ông Trump sẽ không có đủ khả năng để xử lý rủi ro về suy thoái năm 2020. Điều này có nghĩa là một sự thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn có khả năng xảy ra hơn là không. 

Tuy nhiên, việc không xử lý thích đáng các vấn đề giữa 2 nước trong 2 tháng quan trọng sắp tới có thể khiến cho toàn bộ tiến trình sụp đổ. Cả 2 bên vẫn phải sẵn sàng dành nhiều thời gian cho kế hoạch dự phòng cho năm 2020: Tung ra tất cả các lực lượng cho cuộc chiến kinh tế, khích động tình cảm của những người theo chủ nghĩa dân tộc, và đổ lỗi cho phía đối thủ về những thiệt hại. 

Nếu điều này xảy ra, rủi ro suy thoái tại Mỹ, châu Âu, Úc vào năm tới sẽ rất cao. Còn Trung Quốc sẽ tìm cách xoa dịu những thiệt hại trong nội địa thông qua kích thích tài chính và tiền têk. 

Sự lựa chọn mà Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt rất khắc nghiệt. Với phần còn lại của thế giới, cái giá phải trả không thể cao hơn.