Những đột phá mang lại nhiều thành tựu

PV.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức nhưng chúng ta đã thực hiện có kết quả bước đầu các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giữ được hòa bình, hữu nghị với các nước; bảo đảm ổn định chính trị xã hội; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển cao hơn trong giai đoạn tới.

Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong ASEAN 5. Nguồn: internet
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong ASEAN 5. Nguồn: internet

Những đột phá chiến lược:

1. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng:

Triển khai thực hiện đồng bộ tái cơ cấu nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực, tập trung vào các trọng tâm.

+ i cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Triển khai thực hiện Luật Đầu tư công. Ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phân bổ vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn, tập trung cho các dự án quan trọng và vốn đối ứng ODA. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; Ưu tiên xử lý nợ xây dựng cơ bản. Tăng cường phân cấp, đề cao trách nhiệm của Bộ ngành, địa phương và chủ đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, trong đó đầu tư công giảm từ 35,5% năm 2010 xuống còn khoảng 30% năm 2015, đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước tăng từ 36,1% lên 42%.

+ Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Tập trung xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tham gia xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ. Đến tháng 9 năm 2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã giảm 17 tổ chức tín dụng. Quy mô thị trường chứng khoán tăng, mức vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33% GDP và thị trường trái phiếu đạt khoảng 23% vào cuối năm 2015.

+ Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tập trung vào cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. DNNN tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu được tăng cường. Đã sắp xếp 465 DNNN, trong đó cổ phần hóa 353 doanh nghiệp. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa thu về cao hơn giá trị sổ sách, gấp 1,47 lần. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN được nâng lên; vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển.

+ Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung tổ chức lại sản xuất. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ. Hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao, tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ quy mô lớn. Đa dạng hóa các loại hình hợp tác liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Thu hút được nhiều nguồn lực và sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến cuối năm 2015, có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn, chiếm 16,8%.

+ Tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; tỉ trọng công nghiệp khai khoáng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo, điện, điện tử có công nghệ cao tăng từ 49,8% năm 2010 lên khoảng 51% năm 2015. Năng lực và trình độ công nghệ ngành xây dựng được nâng lên. Các ngành dịch vụ, du lịch tiếp tục tăng trưởng.

2. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Đã cơ bản hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản. Quan tâm bảo vệ, phát triển rừng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý đạt 92,5% vượt chỉ tiêu đề ra (kế hoạch 5 năm là 85%, năm 2015 là 90%). Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Triển khai nhiều dự án ứng phó với biến đổi khí hậu. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí:

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; đổi mới công tác công vụ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN.

Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi tham nhũng. Đã giải quyết được 512/528 vụ việc khiếu nại kéo dài. Khiếu nại, tố cáo giảm cả về số lượng và số vụ khiếu kiện đông người.

Thành tựu trong công tác đối ngoại:

1. Tăng cường, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia:

Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường. Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và kết hợp tốt hơn giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, giảm thiểu tai nạn gây chết người. Đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường phòng, chống tội phạm và xử lý kịp thời các vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

2. Chủ động đối ngoại và hội nhập quốc tế:

Kết hợp hiệu quả giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, lấy lợi ích quốc gia làm mục tiêu cao nhất và góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho xây dựng, bảo vệ đất nước.

Nâng cấp quan hệ với một số quốc gia thành đối tác chiến lược và đối tác hợp tác toàn diện. Đối ngoại đa phương được nâng tầm, chủ động tham gia định hình các khuôn khổ, nguyên tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm trên các diễn đàn Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC… Tổ chức thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132). Tích cực vận động và được cộng đồng quốc tế ủng hộ lập trường chính nghĩa của ta về vấn đề Biển Đông. Kiên trì cùng ASEAN thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Tuyên bố DOC và đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC.

Hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả cả về chính trị an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa xã hội. Tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đã có 59 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh triển khai các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và chủ động đàm phán tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Làm tốt hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.Thu hút lượng ngoại hối từ công dân Việt Nam từ nước ngoài gửi về, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm tiềm lực kinh tế cho đất nước.