Những rủi ro lớn cho các thị trường mới nổi trong năm 2019
Các thị trường mới nổi đang tạm thời vượt qua giá trị cổ phiếu giao dịch khoảng 5 nghìn tỷ USD kể từ mức cao trong năm 2018. Nhưng tình trạng này có thể sẽ không kéo dài. Lãi suất tăng ở Mỹ, đồng USD mạnh hơn, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, giá dầu thấp hơn, sự xuất hiện của phong trào dân túy ở hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh... có thể là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến các thị trường mới nổi năm 2019.
Thứ nhất, FED và đồng đôla Mỹ
Các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi thận trọng các động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau khi tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương vào ngày 19/12/2018. Một báo cáo cho biết, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thảo luận về việc sa thải giám đốc Ngân hàng Trung ương, nhưng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã trấn an thị trường tài chính. Thêm vào đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã chấm dứt mua tài sản đẩy hàng tỷ euro vào các thị trường năng suất cao hơn như Ba Lan và Hungary. Điều đó có thể buộc các cơ quan tiền tệ Đông Âu tăng lãi suất. Ở châu Á mới nổi, các nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như Indonesia, sẽ phải đối mặt với thách thức duy trì sự ổn định của tiền tệ và ngăn chặn dòng chảy của vốn.
Thứ hai, cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc
Bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc đều có thể giáng một đòn mạnh vào châu Á. Thực tế thì chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đã chứng kiến một năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008 và cổ phiếu ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng giảm mạnh. Một phái đoàn thương mại của Mỹ đang chuẩn bị tới Bắc Kinh để đàm phán thương mại dự kiến vào tuần 07/01/2019 để giải quyết các vấn đề xung đột giữa hai nước. Mọi động thái của các bên trong cuộc chiến Mỹ- Trung đều là tâm điểm chú ý của kinh tế thế giới và khu vực trong năm 2019, và đều có những tác động bất ngờ tới các nền kinh tế mới nổi.
Thứ ba, phong trào dân túy
Năm 2019 sẽ chứng kiến các nhà lãnh đạo mới ở Mỹ Latinh lên nắm quyền, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn như Brazil và Mexico. Chứng khoán Brazil đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống đắc cử Jair Bolsonaro cho biết ông đã bán hàng chục công ty nhà nước và chọn Paulo Guedes là cố vấn kinh tế trưởng. Tuy nhiên, chính phủ mới của Brazil cũng phải đối mặt với một thách thức khó khăn khi cải cách hệ thống lương hưu, đây sẽ là chìa khóa để duy trì sự phục hồi của thị trường.
Ở Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador chính thức nắm quyền, đã hủy kế hoạch xây dựng sân bay trị giá 13 tỷ USD. Một số lo ngại giảm dần sau khi ông công bố kế hoạch tài chính bảo thủ cho năm 2019 và sau khi các nhà sở hữu trái phiếu chấp nhận đề nghị của Mexico để mua lại 1,8 tỷ USD nợ được sử dụng để tài trợ cho việc xây dựng sân bay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ theo dõi để xem liệu tổng thống mới có thể duy trì thặng dư ngân sách chính ngay cả khi chi nhiều hơn cho các chương trình xã hội.
Thứ tư, khủng hoảng dầu ở Ả Rập Saudi
Dầu thô Brent giảm mạnh từ đầu tháng 10 xuống dưới 55 USD/thùng là tin xấu đối với nhiều nền kinh tế lớn, đang phát triển, chứ không chỉ riêng Ả Rập Saudi. Nước này cần giá cao tới 95 đôla/thùng để cân bằng ngân sách năm 2019. Việc siết chặt tài chính có nghĩa là quyết định đưa cổ phiếu của Saudi vào chỉ số thị trường mới nổi vào năm 2019 có thể không đủ để thu hút đầu tư mà nước này đang rất cần.
Thứ năm, các cuộc bầu cử mới
Có rất nhiều cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm 2019 ở khắp nơi trên thế giới. Ấn Độ bỏ phiếu trong một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 4 hoặc tháng 5 và các nhà phân tích tại Credit Suisse Group AG cho rằng, thị trường đã định giá rủi ro của một chính phủ liên minh đang nổi lên, có thể phá vỡ các cải cách kinh tế của Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi. Thái Lan đã chuẩn bị tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 24/2 sau nhiều lần trì hoãn và các nhà đầu tư lo lắng về viễn cảnh bất ổn xã hội có thể xảy ra. Sau đó, Indonesia sẽ tiến hành bầu cử vào ngày 17/4 giữa Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo và đối thủ của ông là Mitchowo Subianto.
Tại Argentina, Mauricio Macri, với đường lối thân thiện cho nhà đầu tư nước ngoài, sẽ đối mặt với một cuộc bầu cử vào tháng 10. Với nền kinh tế suy thoái và lạm phát ở mức gần 50%, các nhà đầu tư lo ngại rằng các cử tri có thể chuyển sang cựu Tổng thống dân túy Cristina Fernandez de Kirchner. Cuộc bầu cử của Nam Phi vào tháng 5 sẽ là một thử nghiệm quan trọng đối với Tổng thống Cyril Ramaphosa. Nếu không giành được đa số ủng hộ, các cải cách thân thiện với thị trường có thể phải trì hoãn. Điều đó có thể làm hạ thấp xếp hạng tín dụng và hàng tỷ đôla chảy ra nước ngoài….