Những rủi ro nếu Nga bị cô lập khỏi hệ thống USD
(Tài chính) Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cô lập USD đối với Nga.
Trước sự kiện Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga và tình hình Ukraine căng thẳng, các phương tiện truyền thông Mỹ đã "dọa" độc giả Nga về nguy cơ Nga bị cô lập với đồng USD.
Khả năng áp dụng biện pháp này là không đáng kể, nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, có lẽ đây là cơ hội để Nga thoát khỏi "ách” đồng USD chăng?
Thông tin xuất hiện trên các ấn phẩm nổi tiếng như The New York Times và Wall Street Journal cho rằng trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Nga có khả năng Nga bị cô lập với hệ thống USD. Thoạt tiên tưởng như khả năng áp dụng hình phạt này hoàn toàn không hợp lý, vì USD là đồng tiền dự trữ được sử dụng cho các giao dịch quốc tế và tích lũy dự trữ. Nga là một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường năng lượng, là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới, là quan sát viên trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một thành viên của G-20...
Hơn nữa, Nga đang giữ khối lượng đồng USD lớn nhất thế giới. Hơn nưa, cũng cần nhấn mạnh rằng đồng USD chỉ đơn giản là một "bong bóng" khổng lồ, một đồng tiền không được bảo đảm bằng vàng mà chỉ bằng độc mỗi danh tiếng của nó. Các chuyên gia kinh tế trả lời phỏng vấn của trang báo điện tử Pravda.ru (Nga) đều cho rằng, Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cô lập USD đối với Nga.
Phó Chủ tịch Ủy ban thị trường tài chính Duma, ông Anatoly Aksakov chia sẻ: "Việc sử dụng đồng USD, trong đó có cả vai trò là đồng tiền danh nghĩa, giúp thêm điểm cho việc tạo dựng thương hiệu của đồng tiền này, khuyến khích sử dụng đồng USD trong giao dịch thanh toán. Nếu đồng USD không được sử dụng trong các văn bản hợp đồng, có nghĩa là đồng tiền đó có ít ý nghĩa hơn. Về vấn đề này, tôi tin rằng, sẽ có chuyện 'loại thải' đồng USD, từ ý thức và từ hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sự suy yếu của đồng USD là sự suy yếu uy tín của một đồng tiền hàng đầu thế giới.”
Trong trường hợp cô lập Nga đối với đồng USD, thị trường năng lượng toàn cầu có lẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu vấn đề khí đốt có thể được giải quyết khá nhanh chóng vì có các hợp đồng khí đốt dài hạn, trên thị trường dầu, sẽ phải tìm các cơ chế thanh toán mới, trừ khi Nga kiến nghị với các đối tác của mình từ bỏ thanh toán bằng đồng USD.
Chuyên gia kinh tế Valentin Katasonov nêu rõ: "Nếu áp dụng "sáng kiến" này, có nghĩa là đánh vào một trong những hệ thống tiền tệ thế giới được thành lập cách đây 40 năm. Hệ thống này được gọi là tiêu chuẩn đồng đôla dầu lửa. Theo chuẩn này, tất cả các giao dịch trên thị trường dầu mỏ phải được thực hiện bằng đồng USD. Có thể không phải tất cả các thành viên OPEC đều sẵn sàng ủng hộ ý tưởng từ bỏ đồng USD, đặc biệt là Saudi Arabia vốn ràng buộc về quân sự và chính trị với Mỹ. Vì vậy, theo kịch bản này, tất cả các nước sẽ hành động theo kiểu riêng lẻ."
Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng đầu của Liên minh Dầu mỏ (Oil Union) Rustam Tankaev, sẽ không khó khăn gì để áp dụng các cơ chế cho phép buôn bán năng lượng của Nga mà không dùng đồng USD. Mỹ chắc chắn sẽ cảm thấy thua thiệt bởi vì "nền móng" của đồng USD sẽ bị thu hẹp đáng kể do biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga.
Chuyên gia Rustam Tankaev nhắc lại rằng: "Đồng USD không phải là một loại tiền tệ quá ổn định. Ngay cả trong trường hợp không có các yếu tố khác, thì đồng USD cũng sa sút rồi và việc chuyển đổi sang chế độ bản vị vàng cũng đã được đề cập nhiều lần, hay việc sử dụng các đồng tiền khác cũng từng được đề xuất. Trong trường hợp này, loại bất cứ nước nào ra khỏi khu vực sử dụng đồng USD sẽ chỉ đơn giản có nghĩa là đánh vào đồng USD. Một số khá lớn công trái trong dự trữ ngoại hối của Nga là bằng USD. Nếu chúng bị bán phá giá trên thị trường, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng."
Các quan chức Nga đã nhiều lần đề nghị thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, từ bỏ việc lưu thông tiền tệ của Mỹ trên cả nước Nga. Ông Mikhail Dyagterev, đại biểu Đuma Quốc gia Nga đã đề xuất ý tưởng này vào năm 2013.
Tháng Ba vừa qua, trợ lý Tổng thống Putin là ông Sergei Glazyev, cũng đã nói rằng trong trường hợp có các mối đe dọa của Mỹ, “Nga sẽ buộc phải chuyển sang dùng các đồng tiền khác."
Với nước Nga, ý tưởng di chuyển khỏi hệ thống USD đã treo lơ lửng từ lâu. Khi ông Dmitry Medvedev còn là Tổng thống, ông đề xuất để tạo ra một đồng tiền dự trữ và đề nghị dùng đồng ruble.
Theo các chuyên gia phân tích, nếu nghĩ rẳng đồng USD là không thể thay thế thì quả là không đúng trong thế giới hiện tại. Chuyên gia Anatoly Aksenov chia sẻ: "Có khá nhiều đồng tiền dự trữ và trong trường hợp này, bản thân đồng USD chỉ thực hiện chức năng danh nghĩa. Nó chỉ đơn giản là một thước đo của hợp đồng, chứ không phải là một nguồn bổ sung và do đó, khi tính đến những điều kiện của thị trường, tất cả đều có thể tự do mua bán, tôi thấy không có vấn đề trong việc chuyển đổi sang giao dịch bằng các đồng tiền quốc gia." Việc không sử dụng đồng USD như đồng tiền thanh toán hợp đồng nữa sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy.
Tổng biên tập tạp chí Expert Valery Fadeev nhận xét: Quả là Nga có thể sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều nếu cường quốc này có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Nhưng vì đa số các đối tác của Nga nằm trên các lục địa Á-Âu và châu Á, nên Nga sẽ không thể bị cô lập trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế-tài chính. Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét từ bỏ việc dùng đồng USD trong các thanh toán quốc tế, mà nhiều nước thế giới đang dần "xa lánh" đồng tiền của Mỹ.
Ông Fadeev nói tiếp: "Nếu nói về dự trữ ngoại hối của Nga thì trong đó có một tỷ lệ lớn bằng đồng euro. Tôi nghĩ rằng theo mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, đồng NDT có thể sẽ đủ điều kiện đứng vào những vị trí hàng đầu. Đồng ruble tuy cho đến nay chỉ là đồng tiền quốc gia, nhưng là đồng tiền thực tế. Tất nhiên Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng không phải bá quyền vì vậy không thể áp đặt luật chơi cho cả thị trường tài chính."
Phát biểu trước Quốc hội hôm 28/3, Tổng thống Putin nêu rõ các hệ thống thanh toán quốc gia JCB (tại Nhật Bản) và UnionPay (Trung Quốc) đã hoạt động hiệu quả. Đây là những hệ thống độc lập, được thiết lập dành riêng cho thị trường, người dân trong phạm vi lãnh thổ của mỗi nước, đã tỏ rõ tính ưu việt trong thời gian qua. Chính phủ Nga đang cân nhắc hướng đi mới này.
Ông Putin cũng cảnh báo phương Tây rằng việc hạn chế công dân Nga sử dụng các hệ thống thanh toán của Mỹ và châu Âu sẽ phản tác dụng, khi khiến các công ty liên quan mất tiền và thị phần tại một thị trường sinh lời cao như Nga.
Tuyên bố này của ông được đưa ra sau khi Visa và MasterCard đã ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch thanh toán cho các khách hàng của Bank Rossiya, và một số ngân hàng khác của Nga bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.
Khả năng áp dụng biện pháp này là không đáng kể, nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, có lẽ đây là cơ hội để Nga thoát khỏi "ách” đồng USD chăng?
Thông tin xuất hiện trên các ấn phẩm nổi tiếng như The New York Times và Wall Street Journal cho rằng trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Nga có khả năng Nga bị cô lập với hệ thống USD. Thoạt tiên tưởng như khả năng áp dụng hình phạt này hoàn toàn không hợp lý, vì USD là đồng tiền dự trữ được sử dụng cho các giao dịch quốc tế và tích lũy dự trữ. Nga là một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường năng lượng, là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới, là quan sát viên trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), một thành viên của G-20...
Hơn nữa, Nga đang giữ khối lượng đồng USD lớn nhất thế giới. Hơn nưa, cũng cần nhấn mạnh rằng đồng USD chỉ đơn giản là một "bong bóng" khổng lồ, một đồng tiền không được bảo đảm bằng vàng mà chỉ bằng độc mỗi danh tiếng của nó. Các chuyên gia kinh tế trả lời phỏng vấn của trang báo điện tử Pravda.ru (Nga) đều cho rằng, Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cô lập USD đối với Nga.
Phó Chủ tịch Ủy ban thị trường tài chính Duma, ông Anatoly Aksakov chia sẻ: "Việc sử dụng đồng USD, trong đó có cả vai trò là đồng tiền danh nghĩa, giúp thêm điểm cho việc tạo dựng thương hiệu của đồng tiền này, khuyến khích sử dụng đồng USD trong giao dịch thanh toán. Nếu đồng USD không được sử dụng trong các văn bản hợp đồng, có nghĩa là đồng tiền đó có ít ý nghĩa hơn. Về vấn đề này, tôi tin rằng, sẽ có chuyện 'loại thải' đồng USD, từ ý thức và từ hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, sự suy yếu của đồng USD là sự suy yếu uy tín của một đồng tiền hàng đầu thế giới.”
Trong trường hợp cô lập Nga đối với đồng USD, thị trường năng lượng toàn cầu có lẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu vấn đề khí đốt có thể được giải quyết khá nhanh chóng vì có các hợp đồng khí đốt dài hạn, trên thị trường dầu, sẽ phải tìm các cơ chế thanh toán mới, trừ khi Nga kiến nghị với các đối tác của mình từ bỏ thanh toán bằng đồng USD.
Chuyên gia kinh tế Valentin Katasonov nêu rõ: "Nếu áp dụng "sáng kiến" này, có nghĩa là đánh vào một trong những hệ thống tiền tệ thế giới được thành lập cách đây 40 năm. Hệ thống này được gọi là tiêu chuẩn đồng đôla dầu lửa. Theo chuẩn này, tất cả các giao dịch trên thị trường dầu mỏ phải được thực hiện bằng đồng USD. Có thể không phải tất cả các thành viên OPEC đều sẵn sàng ủng hộ ý tưởng từ bỏ đồng USD, đặc biệt là Saudi Arabia vốn ràng buộc về quân sự và chính trị với Mỹ. Vì vậy, theo kịch bản này, tất cả các nước sẽ hành động theo kiểu riêng lẻ."
Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng đầu của Liên minh Dầu mỏ (Oil Union) Rustam Tankaev, sẽ không khó khăn gì để áp dụng các cơ chế cho phép buôn bán năng lượng của Nga mà không dùng đồng USD. Mỹ chắc chắn sẽ cảm thấy thua thiệt bởi vì "nền móng" của đồng USD sẽ bị thu hẹp đáng kể do biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga.
Chuyên gia Rustam Tankaev nhắc lại rằng: "Đồng USD không phải là một loại tiền tệ quá ổn định. Ngay cả trong trường hợp không có các yếu tố khác, thì đồng USD cũng sa sút rồi và việc chuyển đổi sang chế độ bản vị vàng cũng đã được đề cập nhiều lần, hay việc sử dụng các đồng tiền khác cũng từng được đề xuất. Trong trường hợp này, loại bất cứ nước nào ra khỏi khu vực sử dụng đồng USD sẽ chỉ đơn giản có nghĩa là đánh vào đồng USD. Một số khá lớn công trái trong dự trữ ngoại hối của Nga là bằng USD. Nếu chúng bị bán phá giá trên thị trường, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng."
Các quan chức Nga đã nhiều lần đề nghị thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, từ bỏ việc lưu thông tiền tệ của Mỹ trên cả nước Nga. Ông Mikhail Dyagterev, đại biểu Đuma Quốc gia Nga đã đề xuất ý tưởng này vào năm 2013.
Tháng Ba vừa qua, trợ lý Tổng thống Putin là ông Sergei Glazyev, cũng đã nói rằng trong trường hợp có các mối đe dọa của Mỹ, “Nga sẽ buộc phải chuyển sang dùng các đồng tiền khác."
Với nước Nga, ý tưởng di chuyển khỏi hệ thống USD đã treo lơ lửng từ lâu. Khi ông Dmitry Medvedev còn là Tổng thống, ông đề xuất để tạo ra một đồng tiền dự trữ và đề nghị dùng đồng ruble.
Theo các chuyên gia phân tích, nếu nghĩ rẳng đồng USD là không thể thay thế thì quả là không đúng trong thế giới hiện tại. Chuyên gia Anatoly Aksenov chia sẻ: "Có khá nhiều đồng tiền dự trữ và trong trường hợp này, bản thân đồng USD chỉ thực hiện chức năng danh nghĩa. Nó chỉ đơn giản là một thước đo của hợp đồng, chứ không phải là một nguồn bổ sung và do đó, khi tính đến những điều kiện của thị trường, tất cả đều có thể tự do mua bán, tôi thấy không có vấn đề trong việc chuyển đổi sang giao dịch bằng các đồng tiền quốc gia." Việc không sử dụng đồng USD như đồng tiền thanh toán hợp đồng nữa sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy.
Tổng biên tập tạp chí Expert Valery Fadeev nhận xét: Quả là Nga có thể sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều nếu cường quốc này có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Nhưng vì đa số các đối tác của Nga nằm trên các lục địa Á-Âu và châu Á, nên Nga sẽ không thể bị cô lập trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế-tài chính. Trên thực tế, Nga không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét từ bỏ việc dùng đồng USD trong các thanh toán quốc tế, mà nhiều nước thế giới đang dần "xa lánh" đồng tiền của Mỹ.
Ông Fadeev nói tiếp: "Nếu nói về dự trữ ngoại hối của Nga thì trong đó có một tỷ lệ lớn bằng đồng euro. Tôi nghĩ rằng theo mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, đồng NDT có thể sẽ đủ điều kiện đứng vào những vị trí hàng đầu. Đồng ruble tuy cho đến nay chỉ là đồng tiền quốc gia, nhưng là đồng tiền thực tế. Tất nhiên Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng không phải bá quyền vì vậy không thể áp đặt luật chơi cho cả thị trường tài chính."
Phát biểu trước Quốc hội hôm 28/3, Tổng thống Putin nêu rõ các hệ thống thanh toán quốc gia JCB (tại Nhật Bản) và UnionPay (Trung Quốc) đã hoạt động hiệu quả. Đây là những hệ thống độc lập, được thiết lập dành riêng cho thị trường, người dân trong phạm vi lãnh thổ của mỗi nước, đã tỏ rõ tính ưu việt trong thời gian qua. Chính phủ Nga đang cân nhắc hướng đi mới này.
Ông Putin cũng cảnh báo phương Tây rằng việc hạn chế công dân Nga sử dụng các hệ thống thanh toán của Mỹ và châu Âu sẽ phản tác dụng, khi khiến các công ty liên quan mất tiền và thị phần tại một thị trường sinh lời cao như Nga.
Tuyên bố này của ông được đưa ra sau khi Visa và MasterCard đã ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch thanh toán cho các khách hàng của Bank Rossiya, và một số ngân hàng khác của Nga bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.