Pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng hàng rào phi thuế quan liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong thương mại quốc tế


Hiện nay, Việt Nam đã và đang dần xây dựng các chính sách, quy định liên quan đến việc xây dựng hàng rào phi thuế quan liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Bài viết nghiên cứu thực trạng các chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính được áp dụng để thúc đẩy sự chuyển đổi sang các hình thức sản xuất và tiêu dùng bền vững và thân thiện với môi trường. Từ đó, nhằm tăng cường sự giao tiếp, đánh giá tác động và hỗ trợ kỹ thuật giữa các quốc gia để đạt được một sự hiểu biết chung về các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định chung cho hệ thống hàng rào phi thuế quan đến bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các chính sách và quy định về hàng rào phi thuế quan để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong thương mại. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc này càng trở nên quan trọng. Các chính sách và quy định chủ chốt, quan trọng có thể kể đến như: (1) Quy định về Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN): Việt Nam đã xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiều loại sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, để đảm bảo chất lượng và sức khỏe người tiêu dùng. (2) Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 14000: Đây là một bộ quy tắc quốc tế giúp doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất. (3) Ngoài ra, còn thể hiện qua một số văn bản pháp luật quan trọng như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Đối với các chính sách của Việt Nam hiện nay, theo nghiên cứu sinh tính đầy đủ và hiệu quả của các tiêu chuẩn Việt Nam và hệ thống quản lý chất lượng ISO thường tập trung vào sản phẩm, đồng thời bỏ qua các quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng đến môi trường. Hơn nữa, đa phần là tự nguyện và không phải tất cả doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tuân thủ. Do đó, dẫn đến thực trạng Việt Nam cần có một hệ thống thông tin và quản lý để đảm bảo các quy định được tuân thủ một cách hiệu quả.

Việt Nam đã có các bước tiến đáng kể trong việc ban hành các chính sách và quy định về hàng rào phi thuế quan liên quan đến môi trường và sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải có nhiều cải tiến và bổ sung để đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả của các quy định này trong bối cảnh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng chính sách tại Việt Nam có một số thách thức, như: (1) Thiếu cơ sở dữ liệu: Việt Nam còn thiếu cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ, làm tăng nguy cơ hàng giả, hàng nhái. (2) Chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng có thể tạo áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV). (3) Hạn chế về nhân lực: Số lượng cán bộ có chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm còn hạn chế. Từ đó, nghiên cứu sinh đưa ra lồng ghép các giải pháp để khắc phục những rủi ro và những vấn đề tiếp tục cần hoàn thiện chính sách Việt Nam trong lĩnh vực này, cụ thể: (1) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia: Cần phát triển một hệ thống thông tin quản lý chất lượng sản phẩm, có thể liên kết với các cơ sở dữ liệu quốc tế. (2) Hỗ trợ DNNV: Cung cấp tài chính và đào tạo để giúp DNNV có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn. (3) Đào tạo và phát triển nhân lực: Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm.

Tại Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định khuôn khổ thể chế và thủ tục chung. Các nội dung này được quy định chi tiết trong Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg tháng 5/2005 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Quyết định số 09/2006/QĐ-BKHCN tháng 5/2006 ban hành Quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Trong lĩnh vực môi trường, Luật Bảo vệ môi trường bổ sung thêm một số nội dung điều chỉnh.

Trong khi các biện pháp thương mại khác như biện pháp về thuế quan, chống trợ cấp, chống bán phá giá,… nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài, đồng thời bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, giúp sản xuất trong nước phát triển trong bối cảnh tăng cường tự do hóa thương mại, thì các biện pháp về môi trường vừa giúp bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời lại bảo vệ môi trường. Với bản chất này, nếu được áp dụng đúng mục tiêu thì các biện pháp này không mâu thuẫn với xu hướng tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, khi các biện pháp này bị lạm dụng và sử dụng như công cụ trá hình để bảo hộ thị trường trong nước thì sẽ là rào cản để hạn chế thương mại tự do. Theo thống kê trong báo cáo của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Việt Nam chủ yếu bị kiện từ các nước nhập khẩu, liên quan tới các vấn đề về chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ. Mặc dù chưa có vụ kiện nào liên quan tới môi trường, vì hệ thống quy định trong lĩnh vực này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, khi các quy định được ban hành, Việt Nam sẽ có nguy cơ rất cao từ việc bị kiện bởi các nước nhập khẩu. Gắn với các yếu tố môi trường là vấn đề khá nhạy cảm và có nhiều tranh luận trong các vụ kiện thương mại gắn với môi trường, do đó, Việt Nam có thể tận dụng yếu tố này để vừa bảo hộ được thị trường trong nước nhưng đồng thời cũng bảo vệ được môi trường.

Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 về Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện quan điểm, định hướng liên quan đến thương mại quốc tế, đó là: coi trọng vấn đề môi trường trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, đẩy mạnh thực hiện các cam kết trong WTO liên quan tới dịch vụ môi trường, thu hút đầu tư nước ngoài cho bảo vệ môi trường, xây dựng năng lực cung ứng dịch vụ môi trường mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước trong khu vực.

Hệ thống chính sách môi trường của Việt Nam không phân biệt giữa doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng hay nhập khẩu. Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho những sản phẩm được cấp các chứng nhận về môi trường. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường 2014 ưu đãi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thân thiện môi trường, xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp. Thông tư số 128/2016/TT-BTC ngày 09/8/2016 của Bộ Tài chính quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Trong Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 do Quốc hội ban hành ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tái chế, sử dụng, chất thải. Tuy nhiên, những hỗ trợ này còn rất ít so với trợ cấp của các nước phát triển. Đồng thời với việc ban hành ưu đãi, Việt Nam cũng có quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 về Chiến lược xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng tăng nhanh các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giảm dần nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản thô. Trong Quyết định số 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/01/2016 về Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đưa ra mục tiêu nâng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ thân thiện môi trường trong cơ cấu xuất khẩu.

Như vậy, với chính sách tập trung vào hàng hóa dịch vụ thân thiện môi trường, có nghĩa là chính sách sẽ ưu tiên cho những sản phẩm mà từ lúc khai thác cho đến lúc loại bỏ ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam, đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắn trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các rào cản về thương mại, nhất là các rào cản kỹ thuật về môi trường đang được các nước có xu hướng áp dụng ngày càng nhiêu thay cho các biện pháp thuế quan.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng, điều chỉnh và sửa đổi nhiều văn bản pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế và yêu cầu tự do hóa thương mại, nhằm tạo ra những luật lệ thương mại, môi trường sản xuất và kinh doanh cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Với việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, mở cửa cho hàng hóa các nước đối tác trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào Việt Nam, một mặt sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, hàng hóa, công nghệ, phong phú và giá cả hợp lý hơn; đồng thời cũng tạo ra những áp lực lớn đối với sản xuất trong nước, cũng như bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Trong Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), để bảo vệ mục tiêu liên quan tới sức khỏe con người, động vật, và thực vật, Việt Nam được quyền ban hành các biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, do còn hạn chế về năng lực và nguồn lực, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa ban hành được một biện pháp kỹ thuật nào về môi trường nhằm kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Do đó, nhiều hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, khó xử lý, khó phân hủy vẫn được nhập khẩu và cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và tiêu dùng, cũng như môi trường trong nước.

Định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu

Định hướng

Nhưng dưới góc nhìn của một người có kiến thức cơ bản về luật pháp, có thể đưa ra những định hướng sau để góp phần hoàn thiện luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực này:

Đồng bộ hóa Luật pháp: Việt Nam cần đồng bộ luật các tiêu chuẩn quốc tế về hàng rào phi thuế quan như các quy định khác của WTO và các hiệp hội thương mại khác.

Tính minh bạch và công bằng: Luật cần xây dựng và ứng dụng công bằng, minh bạch để không gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác và doanh nghiệp trong nước.

Ưu tiên môi trường và sức khỏe cộng đồng: Cần có các giải pháp pháp lý cụ thể để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân trong các quy định liên quan đến thương mại.

Hệ thống giám sát và phản hồi: Xây dựng cơ chế giám sát và nhận phản hồi từ các bên liên quan, từ đó điều chỉnh luật cho phù hợp.

Một số giải pháp

Để thực hiện có hiệu quả hơn pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng hàng rào phi thuế quan liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong thương mại quốc tế, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Ứng dụng công dụng nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ để giám sát, quản lý và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các quy định và biện pháp kiểm soát phi thuế quan.

Áp dụng công nghệ blockchain để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin liên quan đến sản phẩm xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao tính an toàn và bảo vệ môi trường.

Phát triển tiêu chuẩn quốc tế: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất, đồng thời tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế, như ISO, để đánh giá và kiểm soát sản phẩm.

Chứng nhận của Tổ chức Quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế như WHO, UNEP để phát triển, áp dụng các tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng.

Tạo môi trường hợp pháp cho doanh nghiệp: Cung cấp các hướng dẫn, khuyến nghị và quy định rõ ràng, giúp doanh nghiệp nắm bắt và thúc thủ dễ dàng hơn.

Phát triển các điều luật đặc thù: Các điều luật đặc thù cho các ngành công nghiệp có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, như công nghiệp hóa chất, nông nghiệp, đồ điện tử,...

Phát triển bền vững: Tạo ra đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân trong quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu.

Chính sách thuế và hỗ trợ: Cung cấp các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nuôi thủ tốt các quy định về hàng rào phi thuế quan liên quan đến môi trường và sức khỏe.

Đào tạo và tập huấn: Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các bên liên quan, từ đó nâng cao chất lượng quản lý và bồi dưỡng pháp luật.

Phổ biến thông tin thông qua các kênh truyền thông: Sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình, internet và các sản phẩm ấn phẩm để phổ biến rộng rãi các quy định và hướng dẫn, giúp cả cộng đồng và các doanh nghiệp có thể tiếp tục truy cập thông tin một cách dễ dàng.

Tất cả các giải pháp và định hướng này đều đòi hỏi sự phân phối chặt chẽ giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Nó không chỉ đặt ra yêu cầu về mặt pháp lý mà còn yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước phải có tầm nhìn chiến lược, đồng thời cũng yêu cầu sự thay đổi mới và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quốc hội (2005). Luật Thương mại năm 2005.
  2. Quốc hội (2020). Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  3. Quốc hội (2020). Luật Đầu tư năm 2020.
  4. Quốc hội (2014). Luật Hải quan năm 2014.
  5. Quốc hội (2017). Luật Thủy sản năm 2017.
  6. Nguyễn Việt Khôi, Lê Thị Thanh Thủy (2014). Thương mại xanh và xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam.Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Ngọc Linh (2017). Chậm ban hành Danh mục hàng hóa XNK thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành. Báo Hải quan. Truy cập tại: https://haiquanonline.com.vn/cham-ban-hanh-danh-muc-hang-hoa-xnk-thuoc-doi-tuong-kiem-tra-chuyen-nganh-17977.html.
  8. Thanh Vân (2018). Tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 và cập nhật quý I năm 2018. Báo Hải quan. Truy cập tại: https://www.otosaigon.com/threads/tinh-hinh-nhap-khau-o-to-cua-viet-nam-tu-2011-2018-nhung-so-lieu-biet-noi.8863537/.
  9. WTO (2017). Báo cáo Nghiên cứu khả năng tác động của “Dự thảo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về bảo tồn năng lượng đối với các loại sản phẩm làm lạnh” đến xuất khẩu của Việt Nam.
  10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016). Rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Truy cập tại:  https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-6%20raocankt.pdf.
Theo tapchicongthuong.vn