Phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp


Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thương mại quốc tế, sự điều chỉnh chính sách của một số quốc gia đối tác lớn trong thời gian gần đây, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tăng cường quản lý nhà nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.

Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%.
Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%.

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất và mức sống của nhân dân. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 517 tỷ USD, năm thứ tư liên tiếp xuất siêu. Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn 2%...

Việt Nam đã tham gia ký kết và đang đàm phán 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); khi thực hiện các Hiệp định FTA này, phần lớn hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hưởng miễn thuế nhập khẩu khi xuất khẩu sang các đối tác FTA. Trong khi đó, nhiều nước, đối tác trên thế giới đang tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ... với mức rất cao, gây nhiều hệ lụy và làm giảm khả năng xuất khẩu của nước bị áp thuế, dẫn tới việc một số đối tượng doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ hàng hóa, lợi dụng xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để được hưởng ưu đãi, lợi thế thương mại hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại một cách bất hợp pháp.

Trong thời gian qua, với chủ trương kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt nhiều hoạt động, biện pháp cụ thể, qua đó đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm.

Nhiều nước, đối tác trên thế giới đang tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ... với mức rất cao, gây nhiều hệ lụy và làm giảm khả năng xuất khẩu của nước bị áp thuế, dẫn tới việc một số đối tượng doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ hàng hóa, lợi dụng xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để được hưởng ưu đãi, lợi thế thương mại hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại một cách bất hợp pháp.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thương mại quốc tế, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung, sự điều chỉnh chính sách của một số quốc gia đối tác lớn trong thời gian gần đây, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tăng cường quản lý nhà nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm phát triển bền vững xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, góp phần bảo vệ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực liên quan. 

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc nếu có. Cùng với đó, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất Việt Nam; duy trì tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững; thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là triển khai các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cam kết trong các khuôn khổ đa phương và các FTA đã ký kết; Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

Để thực hiện các mục tiêu này, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan tập trung chỉ đạo, quyết liệt, thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm.

Trong đó, đối với Bộ Tài chính, Chính phủ yêu cầu phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc Danh sách và các mặt hàng Việt Nam đang điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn kiểm soát hải quan.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan phải tăng cường hợp tác với hải quan các nước để trao đổi thông tin liên quan đến số liệu thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, dự báo khả năng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp xử lý của cơ quan hải quan nước nhập khẩu liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, xác định xuất xứ, đẩy mạnh quản lý đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu có kim ngạch tăng đột biến, các mặt hàng trong diện áp dụng thuế suất chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp. Cung cấp kết quả điều tra, xác minh, kiểm tra với các mặt hàng, doanh nghiệp có vi phạm về xuất xứ, các thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về thủ đoạn gian lận trong quá trình xin cấp C/O, gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cảnh báo trong quá trình xin cấp C/O cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu…

Đồng thời, xây dựng chức năng cảnh báo gian lận xuất xứ trên hệ thống quản lý của cơ quan hải quan để kịp thời ngăn chặn các lô hàng có nghi ngờ gian lận xuất xứ; Siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan. Xây dựng mạng lưới nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…