Phương Tây giữ vị thế quan trọng ra sao trong tổng quan hoạt động thương mại Trung Quốc?

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.vn/Lao động và Công đoàn

Mỹ và châu Âu hiện đang tiêu thụ khoảng hơn 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tỷ trọng lớn hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Ảnh: Nikkei
Ảnh: Nikkei

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo về những hậu quả tệ hại về bất kỳ sự hỗ trợ nào mà Trung Quốc có thể dành cho Nga trong căng thẳng Nga – Ukraine có thể khiến cho Trung Quốc buộc phải chọn bên trong mối quan hệ thương mại với phương Tây và quan hệ chiến lược với Moscow.

Theo Reuters, dựa trên riêng dòng chảy giao dịch thương mại, Bắc Kinh có nhiều điều để quan tâm. Dù rằng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Đông Nam Á đang ngày một mạnh mẽ hơn, kinh tế Trung Quốc ngày một giảm phụ thuộc vào thương mại, quyền lợi kinh tế của Trung Quốc vẫn có nhiều phụ thuộc vào phương Tây, số liệu thương mại của Reuters cho hay. Mỹ và châu Âu hiện đang tiêu thụ khoảng hơn 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tỷ trọng lớn hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Qin Gang, vào ngày Chủ Nhật gần đây đã nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi mà Trung Quốc đang có với Nga: “Trung Quốc có sự hợp tác thương mại, kinh tế, tài chính và năng lượng chặt chẽ với Nga. Hiện đang có những hoạt động kinh doanh bình thường giữa hai nước, dựa trên các bộ luật quốc tế, trong đó có luật của WTO”.

Khi mà người dân Trung Quốc trở nên giàu có hơn, tiêu dùng và dịch vụ nội địa giữ vị thế lớn hơn trong kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào thương mại, tỷ trọng thương mại trong nền kinh tế ước tính khoảng 35% GDP, không hề thấp nếu so với con số 23% của Trung Quốc và 31% của Nhật.

Còn tính chung nhóm các nước G7 hiện đang hình thành liên minh không ủng hộ Nga sau khi nước này leo thang căng thẳng với Ukraine, tỷ trọng của nhóm này trong tiêu thụ hàng xuất khẩu Trung Quốc ước tính khoảng hơn 33%. Mức này đã giảm đáng kể so với con số 50% cách đây khoảng 2 thập kỷ, tuy nhiên nó đã giữ ổn định suốt từ năm 2014 khi Nga vướng vào vụ việc ở Crimea.

Tỷ trọng của Đông Nam Á trong xuất khẩu của Trung Quốc, khu vực mà gần đây Trung Quốc đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại mới, đã tăng gấp đôi lên khoảng 15%, vượt qua cả Nhật về mức độ quan trọng. Tuy nhiên số liệu thương mại Trung Quốc tháng 1 và tháng 2/2022 cho thấy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) tăng đến 24%, mức tăng mạnh nhất.

Tổng kim ngạch thương mại của Nga với Trung Quốc đã tăng trưởng từ khi phương Tây bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt với Moscow sau lùm xùm tại Crimea.

Tuy nhiên, tỷ trọng của Nga trong xuất khẩu Trung Quốc cũng chỉ duy trì trong ngưỡng khoảng từ 1% đến 2% trong vòng suốt 20 năm qua.

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc cũng thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước khác, chủ yếu mặt hàng nhập khẩu bao gồm sản phẩm điện tử, hàng tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính, hàng may mặc, đồ chơi và sản phẩm da giày.

Tuy nhiên, sản phẩm điện thoại di động tính theo giá trị mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ còn cao gấp 10 lần, ở mức 32,4 tỷ USD riêng trong năm 2020, dựa trên tính toán của US Comtrade.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga chủ yếu là các sản phẩm xăng dầu. Tổng giá trị nhập khẩu dầu và các sản phẩm xăng khác cao hơn tất cả các sản phẩm hàng hóa bao gồm đồng, gỗ, khí đốt… giá trị nhập khẩu năm 2020 ước tính khoảng 27 tỷ USD.

Dù rằng Mỹ đã cấm tất cả các sản phẩm năng lượng của Nga, các biện pháp trừng phạt của phương Tây tuy nhiên không nhắm trực tiếp đến xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu chống lại Nga đã ảnh hưởng đến khả năng của Trung Quốc trong việc thu xếp tài chính cho hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga.