Quản lý thuế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ trở thành một xu hướng tất yếu của toàn thế giới, bắt buộc Việt Nam phải chủ động nắm bắt để ứng dụng vào mọi mặt của nền kinh tế. Ðứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ quan Thuế cần phải có kế hoạch hành động, nắm bắt cơ hội phát triển của công nghệ mang lại. Bài viết trao đổi thách thức đối với ngành Thuế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong tình hình mới.
Thách thức của công tác quản lý thuế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý thuế đã phát huy vai trò mạnh mẽ trong bối cảnh số lượng người nộp thuế ngày càng tăng, quy mô và lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp trong khi nguồn nhân lực của ngành lại có hạn.
Hiện nay, CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của ngành Thuế. Điều này đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN) và người dân, đồng thời góp phần quản lý, thúc đẩy số thu tăng trưởng nhanh và bền vững.
Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2017, hệ thống khai thuế điện tử đã được thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% các chi cục thuế với 624 nghìn DN tham gia dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,8% tổng số DN, số DN đăng ký nộp thuế điện từ đã đạt 97,9%.
Ngoài ra, ngành Thuế cũng triển khai Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) hỗ trợ 63 cục thuế và chi cục thuế với hơn 830.000 mã số thuế DN và gần 45.000 mã số thuế cá nhân...
Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Tổng cục Thuế, tính đến hết năm 2017, trong 336 thủ tục hành chính có 161 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 48 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 5 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 122 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Kết quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thể hiện sự nỗ lực của cơ quan Thuế suốt thời gian qua trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo ra môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý thuế và DN, người dân trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thông qua việc kết nối mạng internet.
Qua đó, cho phép người nộp thuế trực tiếp gửi hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử một cách nhanh chóng tại một địa chỉ duy nhất là Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Một số khuyến nghị
Để tiếp cận với CMCN 4.0 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ.
Trong đó, Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ đặt ra mục tiêu trước mắt về ứng dụng công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong các lĩnh vực tài chính, bao gồm cả lĩnh vực thuế (Bảng 1).
Thời gian tới, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ nói riêng và công tác quản lý thuế trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung, ngành Thuế cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tham mưu đề xuất cơ chế điều tra thuế trong Luật Quản lý thuế phù hợp với thực tiễn của kinh tế số và thông lệ quốc tế; Nghiên cứu cơ chế, chính sách đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đối với các DN kinh doanh TMĐT hoạt động xuyên biên giới.
Nghiên cứu đề xuất quản lý thu thuế đối với các giao dịch dịch vụ số, sản phẩm vô hình bằng biện pháp khấu trừ tại nguồn thông qua các tổ chức tài chính, ngân hàng phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.
Nghiên cứu để đề xuất quy định rõ hơn về cơ sở thường trú và cá nhân cư trú đối với các trường hợp thực hiện giao dịch TMĐT làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế phù hợp với các thông lệ quốc tế…
...
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.