Rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản: Phương thức, thủ đoạn và giải pháp

PV.

Cùng với xu thế hội nhập về kinh tế thì tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, thị trường bất động sản có tốc độ phát triển nhanh, nên việc ngăn chặn thủ đoạn rửa tiền trong lĩnh vực này đối với cơ quan quản lý ở Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Bài viết làm rõ những phương thức, thủ đoạn rửa tiền thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn nạn rửa tiền trong lĩnh vực này.

Vì sao giao dịch bất động sản dễ rơi vào “bẫy” rửa tiền?
Vì sao giao dịch bất động sản dễ rơi vào “bẫy” rửa tiền?


Những phương thức, thủ đoạn rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản

Một là, thông qua hệ thống tài chính ngân hàng: Bọn tội phạm gửi tiền dưới mức kiểm soát vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Sau một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, chúng có thể rút tiền ở ngân hàng của nước thứ ba, thứ tư một cách hợp pháp.

Hai là, rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền. Chúng mang tiền vào thuê quyền sử dụng đất, lập nhà xưởng… Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, chúng tuyên bố phá sản hoặc biến mất, những đồng tiền bẩn đã được khoác bỏ bọc hợp pháp.

Ba là, lợi dụng các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược: Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino, sòng bạc này, bọn tội phạm tổ chức đánh bạc, việc thắng thua không quan trọng, cái chính là sau khi ra khỏi đây, chúng có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ casino. Hoặc chúng có thể tìm mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.

Bốn là, thông qua thị trường chứng khoán: Những đồng tiền bẩn được dùng để mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, số cổ phiếu này được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà bọn tội phạm nhận được thông qua hệ thống tài chính nên được xem là hợp pháp.

Năm là, lợi dụng tổ chức tín dụng: Tội phạm gửi tiền vào các quỹ tiết kiệm hoặc mua trái phiếu, tín phiếu. Sau một thời gian rút dần hoặc mang các giấy tờ có giá đi cầm cố, thế chấp để vay một khoản tiền nhất định.

Sáu là, lợi dụng các hợp đồng thương mại, hóa đơn chứng từ: Thông qua các hợp đồng, bọn tội phạm khai tăng số lượng hàng hóa trong hóa đơn mua bán hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh hàng hóa thật nhưng không bán hàng hoặc bán rất ít so với hóa đơn. Những hóa đơn chứng từ đó, chứng minh cho thu nhập của chúng có được là nhờ hoạt động kinh doanh.

Bảy là, thông qua sổ tiết kiệm của người lao động ngụ cư ở nước ngoài: Tội phạm rửa tiền thường lợi dụng người lao động nước ngoài, trích lại cho họ một ít hoa hồng và yêu cầu họ gửi một số tiền dưới mức kiểm soát của nước đó đến một tài khoản cụ thể.

Tám là, thông qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lý và sự khác nhau về mặt pháp luật, tội phạm vận chuyển tiền qua biên giới, tạo khoảng cách về địa lý giữa tội phạm gốc và đồng tiền cần tẩy rửa. Từ đó, chúng tìm cách đưa vào hệ thống tài chính, ngân hàng để có thể rút ra ở nước thứ ba, thứ tư. Ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của tội phạm ở đó càng gặp ít rủi ro.

Chín là, thông qua lao động bất hợp pháp : Một số quốc gia các chủ đồn điền, trang trại thường thuê lao động bất hợp pháp để trốn thuế. Lợi dụng tình trạng này, tội phạm thường cho họ vay tiền mặt để trả công lao động, sau đó, họ phải trả lại bằng Séc cho bọn chúng.

Giải pháp ngăn chặn rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản

Thứ nhất, thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, bộ phận nayfc có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra thông tin về giao dịch đáng ngờ do nhân viên, phòng ban bộ phận báo cáo. Lập ký và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo giao dịch đáng ngờ. Xây dựng triển khai các chương trình, chính sách, chiến lược phòng chống rửa tiền áp dụng trong tổ chức. Thường xuyên rà soát, đánh giá và điều chỉnh quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, các thay đổi và phát triển trong hoạt động kinh doanh của bộ phận kiểm soát.

Thứ hai, cần nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, đặc biệt đối với khách hang thực hiện số lượng giao dịch bất động sản từ 2 giao dịch trở lên trong cùng 1 ngày; khách hàng mua bán từ 2 bất động sản trở lên trong một lần.

Thứ ba, kiểm tra nội dung thong tin nhận biết khách hàng.

Đối với khách hàng cá nhân người Việt Nam kiểm tra thông tin họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại; nghề nghiệp chức vụ hiện tại, đơn vị công tác…

Đối với khách hàng là cá nhân người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà còn quốc tịch Việt Nam) cập nhật thông tin về họ, tên quốc tịch, ngày tháng năm sinh; sổ hộ chiếu; thị thực nhập cảnh, lý do nhập cảnh; địa chỉ tạm trú ở Việt Nam, nơi ở tại nước ngoài trong vòng 6 tháng trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, địa chỉ thường trú nước ngoài, nghề nghiệp chức vụ… Hoặc trường hợp tài khoản hoặc bất động sản do nhiều khách hàng đứng tên chủ sở hữu thì phải cung cấp đầy đủ thông tin nêu trên đối với từng khách hàng…

Thứ tư, sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng khách hàng. Những khách hàng có dấu hiệu khả nghi sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng.

Thứ năm, rà soát thông tin về khách hàng và giao dịch. Cần kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giao dịch bất động sản có dấu hiệu đáng ngờ và có giá trị lớn (nguồn gốc tạo lập bất động sản, số lần thay đổi chủ sở hữu, tình trạng pháp lý…)

Thứ sáu, chú ý tới các giao dịch mua bán bất động sản có giá trị lớn, theo đó, các giao dịch bất động sản có giao dịch bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vang có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị cả một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng tháng phải lập và lưu giữ các báo cáo giao dịch có giá trị lớn theo quy định. Tổ chức báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền./.