Lập kế hoạch hôm nay - tận hưởng ngày mai

Xuân Trường

(Tài chính) Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có những mục tiêu tài chính khác nhau tùy vào từng giai đoạn của cuộc đời. Mục tiêu có thể ngắn hạn như mua xe máy, ô tô, đi du lịch hay làm đám cưới. Mục tiêu có thể dài hạn như mua nhà, cho con đi du học, dành dụm cho cuộc sống khi về hưu.

VCBF: Năng lực quốc tế - Lợi thế địa phương. Nguồn: tapchitaichinh.vn
VCBF: Năng lực quốc tế - Lợi thế địa phương. Nguồn: tapchitaichinh.vn

Tiết kiệm và đầu tư là điều cần thiết để đạt được những mục tiêu tài chính đó cho dù là mục tiêu ngắn hay dài. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng không kém là chọn được công cụ đầu tư hiệu quả. Nếu trước kia chúng ta chỉ có những phương tiện truyền thống là gửi ngân hàng, mua vàng hoặc đầu tư vào bất động sản, thì ngày nay sự phát triển của thị trường tài chính đã tạo ra những kênh đầu tư mới. Quỹ mở là một kênh đầu tư mới nhất, xuất hiện tại Việt Nam một năm trở lại đây. Đây là công cụ tài chính mà bất cứ ai muốn đầu tư từ trung đến dài hạn cũng nên tham gia.

Là một trong những công ty tiên phong trong việc đưa quỹ mở đến với các cá nhân, Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank (VCBF) đã giới thiệu quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF (VCBF-TBF) từ cuối năm 2013. Đây là một quỹ mở vừa đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Bằng việc đầu tư tiền vào một danh mục tài sản cân bằng gồm cổ phiếu và trái phiếu, quỹ VCBF-TBF có mục tiêu vừa đem lại lợi nhuận tốt vừa đảm bảo tính an toàn cho người tham gia.

Khác với các quỹ mở khác trên thị trường, VCBF thiết kế thêm Chương trình Đầu tư Định kỳ, gọi tắt là SIP để giúp mọi người đầu tư vào quỹ mở một cách hiệu quả hơn. SIP là một chương trình tiết kiệm có hệ thống, trong đó nhà đầu tư sẽ nộp định kỳ một số tiền cố định vào quỹ mở (theo tháng hoặc theo quý), số tiền này được quy thành chứng chỉ quỹ tại thời điểm nộp tiền.

Cách đầu tư này đem lại sự tiện lợi cao nhất cho các cá nhân – bởi hầu hết chúng ta đều tính toán thu nhập và chi phí hàng tháng nên việc lên kế hoạch theo tháng hoặc quý là hợp lý nhất. Quan trọng nhất, SIP đem lại đầy đủ lợi ích của việc đầu tư dài hạn. Ở SIP có những ưu điểm của một công cụ tài chính được thiết kế khoa học. Trước hết, SIP giúp tiền của nhà đầu tư “lãi sinh lãi” vì nhà đầu tư sẽ được hưởng lãi gộp do khoản tiền đầu tư sinh lời hàng tháng. Ví dụ theo tính toán của VCBF, một nhà đầu tư tham gia SIP với 1 triệu đồng mỗi tháng, giả sử tỷ suất lợi nhuận của quỹ mở là 10%, sau 5 năm số tiền tích lũy được là 77,4 triệu đồng tăng 29% so với số tiền gốc bỏ ra, sau 10 năm số tiền tích lũy được là 204,8 triệu đồng tăng 70,6% so với số tiền gốc bỏ ra. (Đây chỉ là ví dụ minh họa và đó không phải là tỉ suất lợi nhuận cam kết của bất kỳ một quỹ nào của VCBF).

Lợi ích khác mà chương trình SIP đem lại là giá mua bình quân thấp hơn giá trung bình của chứng chỉ quỹ. Vì khi đầu tư với khoản tiền cố định định kỳ, chi phí mua trung bình luôn thấp hơn giá trung bình của chứng chỉ quỹ trong cùng kỳ mà không phụ thuộc vào biến động của thị trường. Nhà đầu tư sẽ mua được nhiều hơn số lượng chứng chỉ quỹ khi giá thấp và mua được ít hơn khi giá cao nên không cần phải theo dõi giá (NAV) hàng ngày.

Lập kế hoạch hôm nay - tận hưởng ngày mai - Ảnh 1

Mặc dù là công cụ đầu tư dài hạn bắt nguồn từ các nước phát triển, quỹ VCBF-TBF và chương trình SIP được thiết kế để phù hợp với thu nhập của người Việt. Khoản tiền đầu tư tối thiểu ban đầu là 5 triệu đồng và số tiền đầu tư tối thiểu cho các kỳ tiếp theo (từng tháng hoặc từng quý) chỉ là 1 triệu đồng.

Tính thanh khoản của quỹ không kém gì các khoản tiền gửi ngân hàng. Ngay cả khi đã tham gia đầu tư, khi cần sử dụng tiền các nhà đầu tư có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền ra bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ cho chính quỹ VCBF-TBF vào ngày giao dịch của quỹ hàng tuần.

Nhà đầu tư có thể an tâm vì quỹ VCBF-TBF được quản lý bởi một đội ngũ các chuyên gia đầu tư giàu kinh nghiệm. Đội ngũ đầu tư của công ty VCBF có số năm kinh nghiệm trung bình hơn 10 năm và tổng số năm kinh nghiệm của các chuyên viên phân tích và các quản lý danh mục đầu tư cộng lại là hơn 85 năm. Đặc biệt hơn nữa, công ty VCBF luôn nhận được sự hậu thuẫn của hai công ty mẹ là ngân hàng Vietcombank và Franklin Templeton Investments (FTI). Riêng FTI có hơn 65 năm kinh nghiệm trong việc quản lý quỹ. Tổng tài sản mà FTI đang quản lý tính đến 31/12/2013 đạt hơn 879 tỷ USD.