Sửa căn hộ chung cư nhanh gọn và tiết kiệm
Thiết kế nội thất căn hộ chung cư như thế nào để tiết kiệm, nhanh gọn, hiệu quả là vấn đề khiến không ít khách hàng phải suy nghĩ, cân nhắc, tìm hiểu sau khi nhận căn hộ bàn giao “thô” từ chủ đầu tư.
Xây thô sau đó giao toàn bộ nhà cho khách hàng tự lên ý tưởng thiết kế nội thất nhà chung cư hiện đang là cách làm của đa số nhà thầu. Đây là phương thức được đông đảo khách hàng ủng hộ và lựa chọn, bởi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho việc thiết kế nội thất, mà còn có thể tùy ý sáng tạo theo phong cách, cá tính riêng của mình, tránh được sự nhàm chán thường thấy của loại hình nhà ở này.
Tuy nhiên, trong trường hợp gia chủ tự lên ý tưởng, không thuê kiến trúc sư mà thuê thợ làm từng phần công việc hoặc tự mình bắt tay thực hiện tất cả các công đoạn thiết kế nội thất nhà ở, nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn thì việc gặp sai sót gây tốn kém, kéo dài thời gian thi công là điều rất khó tránh khỏi.
Bài viết dưới đây sẽ “lập trình” giùm bạn các bước thực hiện theo tuần tự khoa học, biết được nên bắt đầu từ đâu, cải tạo những gì để không làm cho nhà cửa trở nên lộn xộn, thi công không đúng gây lãng phí tiền, kéo dài thời gian khiến lâm vào tâm lý mệt mỏi.
1. Phân chia lại các phòng: đầu tiên, để sửa chữa, thiết kế nội thất căn hộ chung cư thì bạn cần xác định được mục đích của mình là gì? Muốn mở rộng hay thu hẹp các phòng? Muốn chia ra làm bao nhiêu phòng? Từ việc trả lời được câu hỏi trên thì bạn sẽ biết được nên đập bỏ hay xây mới các bức tường.
2. Thi công phần âm tường: Sau khi đã phân chia xong các phòng, chúng ta sẽ tiến hành thi công phần âm cho tường, bao gồm lắp đặt ống máy lạnh và đi các đường ống, dây điện, nước.
3.Tiến hành thi công trần thạch cao, trát tường, và chọn lát gạch ốp chân tường, đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ.
4. Để các bức tường sạch, đẹp và phù hợp với phong cách của căn hộ thì chúng ta sẽ tiến hành bả matit, đừng quên sử dụng sơn nước lót để các lớp sơn sau này sẽ được bóng, bền màu và không bị rêu mốc, nứt.
5. Lắp đặt khung kim cho bộ phận lan can và cửa sổ, vừa đảm bảo thẩm mỹ, độ bền, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
6. Tiếp đến, chúng ta sẽ tiến hành sơn tiếp lớp sơn hoàn thiện, nếu không dùng sơn thì bạn cũng có thể sử dụng giấy dán tường để tiết kiệm chi phí và thay đổi màu sắc, họa tiết dễ dàng khi cần thiết.
7. Sơn các khung kim loại trong nhà để đảm bảo không bị gỉ sét. Nên chọn màu sơn có sự kết hợp hài hòa với nội thất căn nhà.
8. Chọn gạch và lát nền, nếu không thì bạn cũng có thể lắp sàn gỗ.
9. Tiến hành gắn các thiết bị cho nhà vệ sinh và nhà tắm như bồn cầu, lavobo, vòi tắm sen...
10. Chọn và lắp đặt tủ bếp tại vị trí thích hợp đã chọn trước đó.
11. Thi công hệ thống đèn, máy lạnh, rèm màn cửa.
12. Tổng dọn vệ sinh cho toàn bộ không gian của căn nhà.
13. Kê các đồ đạc rời như bàn ghế, giường, tivi...