Tác động của cơ cấu sở hữu đến tránh thuế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Ngô Nhật Phương Diễm - Trường Đại học Tài Chính Marketing

Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để đánh giá tác động của đặc điểm sở hữu đến tránh thuế tại Việt Nam thông qua sử dụng dữ liệu của 291 công ty niêm yết trong giai đoạn 2016 đến 2022. Kết quả hồi quy thừa nhận sở hữu nước ngoài có mối tương quan ngược chiều giữa tránh thuế với mức ý nghĩa 5% nhưng nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của sở hữu quản lý, sở hữu nhà nước đến tránh thuế. Ngoài ra nghiên cứu cũng đề xuất hàm ý nhằm nâng cao quản trị công ty, nâng cao nhận thức tuân thủ quy định về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Đặt vấn đề

Hiện nay, tránh thuế đã và đang trở thành mối quan tâm của xã hội, đặc biệt đối với Chính phủ, nhà hoạch định chính sách, chính quyền (Chen và cộng sự, 2010) và nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quản trị doanh nghiệp (QTDN) cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến tránh thuế (Hanlon và Heitzman, 2010). Các DN coi thuế là một khoản chi phí khổng lồ và làm giảm lợi nhuận tiềm năng được tạo ra.

Do đó, DN nào cũng muốn tối đa hóa lợi ích của cổ đông và đó là động lực để tìm mọi cách giảm tiền thuế nộp cho Nhà nước (Ngô Nhật Phương Diễm và Lê Vũ Ngọc Thanh, 2023). Vì vậy, việc tránh thuế nếu được thực hiện thành công sẽ làm tăng dòng tiền, tăng thu nhập (Austin và Wilson, 2017) và mang lại lợi ích cho cổ đông (Rego và Wilson, 2012).

Trong khi đó, QTDN là một cơ chế giám sát hiệu quả hoạt động của đơn vị, trong đó cơ cấu sở hữu là một trong những công cụ quản trị khá quan trọng, đặc biệt rất hữu ích khi thiếu môi trường pháp lý vững mạnh (Alkurdi và Mardini, 2020). Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam thiếu cơ chế bảo vệ nhà đầu tư dẫn đến DN bị kiểm soát bởi các cổ đông lớn. Trong hơn thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét mối quan hệ giữa QTDN và tránh thuế. Các nghiên cứu cho thấy, QTDN có tác động đến các chiến lược về thuế, làm giảm hành vi tránh thuế. Vì vậy, QTDN rất quan trọng đối với mọi DN (Kurniasih và cộng sự, 2017). Một trong những mục tiêu của cơ chế QTDN là nhằm giảm thiểu hành vi cơ hội của các nhà quản lý đặc biệt liên quan đến thuế (Kurniasih và cộng sự, 2017). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm sở hữu tác động như thế nào đến tránh thuế tại các DN niêm yết ở Việt Nam.

Cơ sở lý thuyết tránh thuế và lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa người đứng đầu (cổ đông, cơ quan quản lý) và người đại diện (nhà quản lý). Theo đó, người đại diện phải có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được uỷ quyền (De Andres và cộng sự, 2005). Do sự tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát giữa người quản lý và chủ sở hữu của DN nên gây ra xung đột lợi ích giữa các bên (Bauer và Kourouxous, 2018). Tuy nhiên, nghiên cứu của Hanlon và Heitzman (2010) cho rằng, quan điểm về thuế tại đơn vị bị tác động bởi nhà quản lý và chủ sở hữu. Do đó, tránh thuế được dùng để giải quyết mối quan tâm của nhà quản lý và chủ sở hữu thông qua lợi ích khác nhau của các bên (Evana, 2019; Zemzem và Ftouhi, 2013). Frank và cộng sự (2009) thừa nhận, cần giảm xung đột đại diện do tránh thuế bằng cách sử dụng bên thứ ba như cơ cấu sở hữu vì đặc điểm này giúp giám sát các quyết định của nhà quản lý, từ đó nâng cao sự giàu có của cổ đông.

Cũng trên quan điểm này, Desai và Dharmapala, 2006 cho rằng, các kế hoạch thuế hay cụ thể hơn là tránh thuế thành công làm tăng dòng tiền và nâng cao giá trị của DN và là động cơ thúc đẩy nhà quản lý tham gia vào các hoạt động tránh thuế (Bauer và Kourouxous, 2018) nên dẫn đến xung đột lợi ích và gia tăng sự bất cân xứng về thông tin giữa nhà quản lý và cổ đông liên quan đến nội dung thuế (Armstrong và cộng sự., 2015). Do đó, việc giám sát bên ngoài là cần thiết để giảm chi phí đại diện phát sinh từ việc tránh thuế (Desai và Dharmapala, 2006). Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng lý thuyết đại diện làm cơ sở giải thích kết quả của thuế suất hiệu dụng (ETR) bị tác động bởi cơ cấu sở hữu, cụ thể là sở hữu quản lý, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức.

Giả thuyết nghiên cứu

Friese và cộng sự (2008) đã thừa nhận cơ cấu sở hữu có tác động đến quá trình hoàn thành nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước và cơ cấu sở hữu cũng tạo một môi trường hữu ích cho sự tăng trưởng hiệu quả, phát triển bền vững của đơn vị (Siswanti và cộng sự, 2017). Điển hình sở hữu quản lý, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức có ảnh hưởng đến mức độ tránh thuế và hiệu quả tránh thuế (Landry và cộng sự, 2013; Richardson và cộng sự, 2016).

Quyền sở hữu của người quản lý

Nhiều nghiên cứu thừa nhận quyền sở hữu quản lý có liên quan đến tác động đáng kể đến việc tránh thuế. Scholes và cộng sự (2009); Minnick và Noga (2010) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực và đáng kể giữa sở hữu quản lý và hành vi trốn thuế. Nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu quản lý tăng lên thì hành vi tránh thuế giảm xuống. Trong bối cảnh này, Core và Larcker (2002) lập luận rằng, các nhà quản lý có thể tăng mức độ sở hữu để cải thiện hiệu quả hoạt động của DN, một phần trong đó có thể là kết quả của việc lập kế hoạch ETR bổ sung. Richardson và cộng sự (2013) chỉ ra rằng, tình hình tài chính của các DN, việc phân bổ thuế, phần thưởng và ưu đãi của người quản lý có liên quan đến hiệu suất quản lý và chiến lược tránh thuế.

Ngoài ra, Austin và Wilson (2017) nhận thấy, quyền sở hữu của người quản lý khuyến khích các nhà quản lý dẫn dắt doanh nghiệp đạt được sự bền vững thông qua hoạt động tốt. Hơn nữa, Minnick và Noga (2010) cho rằng, quyền sở hữu quản lý là một trong những cơ chế QTDN, có thể ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch thuế, với động cơ khuyến khích của nhà quản lý đóng vai trò là phần thưởng, dẫn đến giảm tỷ lệ thuế và sau đó là tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Do đó, giả thuyết được đề xuất:

H1: Cơ cấu sở hữu quản lý có tác động tiêu cực đến hành vi tránh thuế

Sở hữu nước ngoài: Sở hữu nước ngoài được xem như là một công cụ kiểm soát gánh nặng thuế thông qua vai trò giám sát của mình (Huizinga và Nicodeme, 2006). Trong Hội đồng quản trị có sở hữu nước ngoài thì Hội đồng quản trị hiểu rõ hơn các chiến lược của DN, chiến lược về thuế và tăng tài sản của cổ đông (Barros và Sarmento, 2020). Nhiều nghiên cứu thừa nhận tác động tích cực sở hữu nước ngoài đến tránh thuế (Huizinga và Nicodeme, 2006; Salihu và cộng sự, 2013). Nhưng quan điểm khác thì cho rằng, sở hữu nước ngoài làm giảm hành vi tránh thuế (Chen và cộng sự, 2010; Hasan và cộng sự, 2016; Badertscher và cộng sự, 2013).

Bradshaw và cộng sự, (2013) cho rằng, khi phần lớn cơ cấu sở hữu của công ty tập trung vào sở hữu nước ngoài thì họ có xu hướng tránh thuế. Aggarwal và cộng sự, (2011) nhận thấy rằng, quyền sở hữu nước ngoài ảnh hưởng đến việc tránh thuế của doanh nghiệp thông qua vai trò giám sát của họ và họ lập luận rằng sự tồn tại của nhà đầu tư nước ngoài giúp tăng cường và cải thiện việc áp dụng QTDN trong DN. Vì có hai quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa sở hữu nước ngoài và tránh thuế, nên căn cứ vào đặc thù quản trị tại Việt Nam, giả thuyết được đề xuất:

H2: Sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đến tránh thuế.

Sở hữu tổ chức: Gillan và Starks (2003) cho rằng, sở hữu tổ chức là một trong những cơ chế giám sát hiệu quả hành vi của nhà quản lý và mang lại giá trị to lớn cho đơn vị, giám sát hiệu quả các quyết định quản lý có liên quan đến việc tránh thuế nhằm giảm bớt các vấn đề về đại diện (Graham và Tucker, 2006), Bird và Karolyi (2017) đã kết luận thông qua nghiên cứu thực nghiệm rằng, DN có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao thì thuế suất hiệu dụng thấp và DN tăng cường sử dụng các kỹ thuật để tránh thuế.

Ying và cộng sự. (2017) cho rằng, DN có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao sẽ làm giảm các kỹ thuật tránh thuế nên DN đóng nhiều thuế hơn và sẽ mang lại danh tiếng tốt cho các nhà quản lý, khiến họ có nhiều khả năng được thăng chức và cải thiện lộ trình nghề nghiệp của mình. Trái ngược với quan điểm đó, một số nghiên cứu cho rằng, sở hữu tổ chức có mối tương quan tích cực với việc tránh thuế (Bird và Karolyi, 2017; Khan và cộng sự, 2017) bởi vì khi trong Hội đồng quản trị có sở hữu tổ chức với kiến thức về lập kế hoạch thuế thì hỗ trợ đơn vị lập kế hoạch thuế hiệu quả hơn, sử dụng các biện pháp tránh thuế nhiều hơn. Chính vì thế, giả thuyết trung lập được đề xuất:

H3: Có mối liên hệ giữa sở hữu tổ chức và tránh thuế.

Mẫu dữ liệu và mô hình nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu thu thập dữ liệu trên báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của toàn bộ DN niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2016 đến 2022 thông qua trang web Vietstock.vn. Sau khi loại trừ các DN thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và các DN không có đủ dữ liệu về cơ cấu sở hữu, DN có lợi nhuận kế toán âm thì mẫu cuối cùng còn lại là 302 DN với 2.114 quan sát.

Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng tĩnh nên tác giả đã thực hiện các kiểm định F (Prob >F= 0.1596), kiểm định LM (Prob>Chibar2 = 1.000) nên mô hình phù hợp là Pooled OLS nhưng mô hình bị phương sai thay đổi khi thực hiện kiểm định White và Woolridge để kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan với kết quả lần lượt là Prob>Chi2 = 0.000; Prob> F = 0.1099. Vì vậy, để khắc phục phương sai thay đổi, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để hồi quy.

Mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là hành vi tránh thuế được tính theo khía cạnh ETR. ETR là thước đo thích hợp đại diện cho tránh thuế vì ETR đo lường mối quan hệ giữa chi phí thuế một cách tổng thể bao gồm cả thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại (Frey, 2018). ETR nắm bắt được các sơ hở trong luật thuế (Dyreng và cộng sự, 2017), thông qua các chiến lược hợp pháp hay bất hợp pháp (Landry và cộng sự, 2013; Lanis và Richardson, 2011).

ETRi = α0 +β1MAOWNit + β2 ORIOWNit +β3STAOWNit + β4 AUDITit + β5 SIZEit + β6LEVit +£i

Trong đó:

- ETR: Tỷ suất thuế hiệu dụng đại diện cho tránh thuế;

- MAOWN, ORIOWN, ORIOWN là các biến độc lập

- BIG4, LEV, SIZE là các biến kiểm soát.

- α0 là hệ số chặn;

- β1, β2 , β3 , β4, β5, β6, β7, β8: là các hệ số hồi quy;

- εit: là sai số

Đo lường các biến

Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả

Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy, tỷ suất thuế hiệu dụng nhỏ hơn 20% là 998 quan sát chiếm khoảng 47%, nghĩa là có 998 quan sát có hành vi tránh thuế trong giai đoạn 2016 – 2022. Mẫu nghiên cứu cũng thể hiện sở hữu quản lý, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước lần lượt chiếm tỷ lệ 4,62%, 4,48% và 23,24% với giá trị nhỏ nhất đều bằng 0% và giá trị lớn nhất lần lượt khoảng 57%, 66% và 75,8%.

Kết quả tại Bảng 4 cho thấy, hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.4 và hệ số Vif cũng nhỏ hơn 2 nên các biến trong mô hình nghiên cứu không có sự tương quan mật thiết và không bị hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 1: Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

Tên biến

Ký hiệu

Đo lường

Biến phụ thuộc

Tránh thuế

TAX

Tổng chi phí thuế TNDN/LNKT trước thuế

Biến độc lập

Sở hữu quản lý

MaOWN

Số lượng cổ phiếu do nhà quản lý nắm giữ/ tổng cổ phiếu thường

Sở hữu

nước ngoài

ORIOWN

Số lượng cổ phiếu do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ/ tổng cổ phiếu thường

Sở hữu tổ chức

ORGOWN

Số lượng cổ phiếu do tổ chức nắm giữ/ tổng cổ phiếu thường

Biến kiểm soát

Quy mô công ty

SIZE

Logarit của tổng tài sản

Đòn bẩy

tài chính

LEV

Tổng nợ phải trả/tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp tác giả

Bảng 2: Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến

Số quan sát

giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

MAOWN

2.037

0.046

0.088

0

0.879

ORIOWN

2.037

0.047

0.11

0

0.8

ORGOWN

2.037

0.373

0.302

0

0.976

LEV

2.037

0,482

0,2042

0,09

0,96

SIZE

2.037

11,986

0,698

10,18

14,7615

Nguồn: Tác giả xứ lý và tổng hợp từ phần mềm stata 16

Bảng 3: Thống kê biến định tính

TAX

Tần số

Phần trăm

 

1.065

52,28

1

972

47.72

Tổng

2.037

100.00 _

Bảng 4: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình

 

TAX

MAROWN

ORIOWN

ORGOWN

LEV

SIZE

1/VIF

TAX

1

 

 

 

 

 

 

MAROWN

0.0022

1

 

 

 

 

1.17

ORIOWN

-0.0392

-0.0371

1

 

 

 

1.05

ORGOWN

-0.0051

-0.3802

0.2072

1

 

 

1.23

LEV

-0.1357

-0.0448

0.0514

0.092

1

 

1.14

SIZE

0.1326

-0.0061

0.0154

0.0859

0.3433

1

1.14

MEAN

 

 

 

 

 

 

1.15

Nguồn: Tác giả xứ lý và tổng hợp từ phần mềm stata 16

Bảng 5: Kết quả hồi quy

TAX

Pooled OLS

FEM

REM

FGLS

 

hệ số

Pvalue

Hệ số

Pvalue

Hệ số

Pvalue

Hệ số

Pvalue

MAROWN

0.0998

0.449

0.0711

0.59

0.099

0.450

0.0998

0.449

ORIOWN

-0.227

0.024**

-02269

0.025**

-0.2269

0.025**

-0.227

0.024**

ORGOWN

0.0218

0.581

0.0172

0.664

-0.0218

0.388

0.0218

0.581

LEV

-0.4646

0.000***

-0.4609

0.000***

-0.465

0.000***

-0.4646

0.000***

SIZE

0.1448

0.000***

0.1445

0.000***

0.1448

0.000***

0.1448

0.000***

_cons

-1,042

0.000***

-1,037

0.000***

-1.042

0.000***

-1,042

0.000***

Nguồn: Tác giả xứ lý và tổng hợp từ phần mềm stata 16

Với 3 giả thuyết liên quan đến cơ cấu sở hữu thì nghiên cứu chỉ thừa nhận sở hữu nước ngoài có mối tương quan ngược chiều đến tránh thuế tại mức ý nghĩa 5%, nghĩa là sở hữu nước ngoài hạn chế hành vi tránh thuế của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng về tác động của sở hữu quản lý, sở hữu tổ chức đến tránh thuế nghĩa là giả thuyết H1 và H2 bị bác bỏ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thừa nhận đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến tránh thuế tại mức ý nghĩa 1% trong khi đó quy mô DN càng lớn thì DN càng thực hiện hành vi tránh thuế.

Kết luận và hàm ý quản trị

Nghiên cứu kiểm tra các tác động của cơ cấu sở hữu đến tránh thuế trong giai đoạn 2016 đến 2022. Tuy nhiên, kết quả chỉ thừa nhận sở hữu nước ngoài có mối tương quan tiêu cực đến tránh thuế và nghiên cứu cũng không cung cấp bằng chứng thể hiện mối tương quan giữa sở hữu quản lý, sở hữu tổ chức và tránh thuế. Điều này cho thấy có sự khác biệt về kết quả so với các phát hiện đã được tổng lược. Do đó, có thể nhận thấy nền kinh tế Việt Nam với cơ chế QTDN khác biệt với các nước có nền kinh tế phát triển nên sở hữu quản lý cũng như sở hữu tổ chức chưa thực sự đóng vai trò lớn trong hoạt động giám sát. Vì vậy, kết quả này cũng có ý nghĩa đối với cơ quan quản lý trong việc ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về xây dựng cơ chế QTDN phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy vai trò quản lý, vai trò đầu tư tổ chức tại các DN niêm yết. Đồng thời, kết quả cũng cung cấp bằng chứng tin cậy hỗ trợ nhà quản lý, chủ sở hữu công ty niêm yết sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như điều chỉnh quy mô DN phù hợp với chiến lược thuế của DN nhằm tuân thủ các quy định về thuế.

Tài liệu tham khảo

  1. Alhababsah, S. (2019), “Ownership structure and audit quality: an empirical analysis considering ownership types in Jordan”, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 35 (2), 71-84;
  2. Alkurdi, A. & Mardini, G. H. (2020). The impact of ownership structure and the board of directors’ composition on tax avoidance strategies: empirical evidence from Jordan. Journal of Financial Reporting and Accounting. 18(4), 795 – 812. DOI 10.1108/JFRA-01-2020-0001;
  3. Amanda, A. and Frida, I. (2018), “Is tax avoidance affected by firm size: a study of the relationship between effective tax rates and firm sizes of Swedish listed firms”, Unpublished Master Thesis, available at: www.diva-portal.org/smash/record.jsf?pid=diva2%3A1210343&dswid=7363 (accessed 23 March 2020).
  4. Armstrong, C., Blouin, J., Jagolinzer, A. and Larcker, D. (2015), “Corporate governance, incentives and tax avoidance”, Journal of Accounting and Economics, 60 (1), 1-17.
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2024