Xem xét, bổ sung sân bay Gia Bình vào danh mục các sân bay tiềm năng

Xem xét, bổ sung sân bay Gia Bình vào danh mục các sân bay tiềm năng

Thường trực Chính phủ đồng ý xem xét, bổ sung sân bay Gia Bình của Bộ Công an (đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 489/TTg-NN ngày 4/6/2022) vào danh mục các sân bay tiềm năng và duyệt quy hoạch bổ sung chính thức khi đủ điều kiện, đúng thẩm quyền để thực hiện ngay.
Tiếp thu tối đa ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Tiếp thu tối đa ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng và Hiến pháp, phù hợp tình hình thực tiễn; không cầu toàn, không nóng vội, tôn trọng thực tiễn khách quan để nghiên cứu luật hóa các vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là hiệu quả, giải phóng tối đa các nguồn lực phát triển.
Ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

Ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 459/QĐ-BTC về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia (DTQG) là nguồn dự trữ chiến lược được hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác, do Nhà nước quản lý, nhằm chủ động đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, thảm họa, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Từ ý nghĩa đó cần thiết phải tăng cường công tác quản lý để đảm bảo nguồn lực DTQG được sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách trong mọi tình huống.
Bộ Tài chính tham dự Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết về vùng Đông Nam Bộ

Bộ Tài chính tham dự Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết về vùng Đông Nam Bộ

Sáng 23/10/2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính, Đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính, lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ... tham dự Hội nghị này theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu trụ sở cơ quan Bộ Tài chính.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Từ ngày 17 - 18/10, Đoàn công tác liên ngành của Bộ Công an và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã có buổi làm việc với Công an tỉnh và BHXH các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Đảng ủy Bộ Tài chính tham dự Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết về phát triển vùng Tây Nguyên

Đảng ủy Bộ Tài chính tham dự Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết về phát triển vùng Tây Nguyên

Sáng 14/10/2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đảng ủy Bộ Tài chính tham dự Hội nghị này theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu trụ sở cơ quan Bộ Tài chính.
Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh mới

Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh mới

Dịch bệnh COVID-19 đến nay đã cơ bản được kiểm soát nhưng kinh tế nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng vẫn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức từ cả yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài. Bài viết tập trung phân tích những thách thức từ bên ngoài, khó khăn nội tại bên trong ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách để tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính trong thời gian tới.