Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thị trường trái phiếu của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất ở khu vực Đông Á mới nổi trong quý II/2022, nhờ đà tăng ở cả phân khúc thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.
Biến đổi khí hậu và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực. Cuộc khủng hoảng này đã làm lộ rõ sự phụ thuộc vào lương thực xuất khẩu của nhiều quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mặc dù, thời gian qua khu vực này đã không ngừng củng cố sức mạnh, cũng như đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong việc thích ứng hiệu quả với bối cảnh đầy khó khăn, nhưng vẫn đang thiếu một chiến lược phối hợp sản xuất lương thực hiệu quả.
Là khu vực gắn chặt với một nửa số lượng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiểu vùng sông Mekong mang giá trị địa - chiến lược đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế sẵn có, Tiểu vùng cũng phải đối mặt với không ít những thách thức đan xen trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực luôn xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, khó lường như hiện nay.
Báo cáo tóm tắt về hội nhập kinh tế ASEAN (AEIB) công bố gần đây, nhận định các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022 và 5,2% năm 2023 trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng.
ASEAN hoan nghênh và sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản triển khai hiệu quả khoản cho vay trị giá gần 1,8 tỷ USD với lãi suất thấp nhất mà Nhật Bản cam kết hỗ trợ ASEAN triển khai Khung phục hồi tổng thể (ACRF).
HSBC vừa điều chỉnh dự báo lạm phát cả năm của hầu hết các nền kinh tế ASEAN, trong đó Việt Nam là quốc gia duy nhất được điều chỉnh giảm, dù chỉ giảm nhẹ từ 3,7% xuống 3,5%.