Cổ phiếu ROS và FLC sẽ được giao dịch trở lại nếu doanh nghiệp khắc phục vi phạm

Cổ phiếu ROS và FLC sẽ được giao dịch trở lại nếu doanh nghiệp khắc phục vi phạm

Lý giải về quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng thế nào khi 2 cổ phiếu FLC và ROS bị hủy giao dịch, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tối 6/9/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, với trách nhiệm là cổ đông thì các nhà đầu tư phải có ý kiến tại đại hội cổ đông yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp khắc phục các vi phạm để sớm đưa cổ phiếu giao dịch trở lại. Như vậy, các nhà đầu tư mới có thể giảm thiểu và khắc phục được thiệt hại về kinh tế.
Đề xuất các mức chi cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Đề xuất các mức chi cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Thông tư là các mức chi đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước

Tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 với Chính phủ và các bộ, ngành ngày 5/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt kết quả nổi bật trên nhiều mặt công tác.
Triển khai công tác đấu thầu trong ngành Tài chính và một số đề xuất

Triển khai công tác đấu thầu trong ngành Tài chính và một số đề xuất

Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thời gian qua được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật và trình tự thủ tục được cấp có thẩm quyền ban hành. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường nhằm đảm bảo công khai, minh bạch hoạt động đầu thầu. Bài viết trao đổi về công tác đấu thầu; kiểm tra, giám sát đấu thầu trong ngành Tài chính và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với thực tiễn

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với thực tiễn

Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công được tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bổ sung các quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 8/2022

Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 8/2022

Trong tháng 8/2022, ngành Tài chính diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có sự kiện kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam (28/8/1945-28/8/2022). Tạp chí Tài chính điện tử điểm lại một số sự kiện nổi bật của ngành Tài chính trong tháng.
Điểm lại chính sách tài chính có hiệu lực từ tháng 8/2022

Điểm lại chính sách tài chính có hiệu lực từ tháng 8/2022

Tháng 8/2022, một loạt chính sách mới liên quan đến tài chính chính thức có hiệu lực. Trong đó, có thể kể đến: Quy định kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài phải nộp phí đến 150 triệu đồng; mức lệ phí đối với việc cấp, cấp lại, điều chỉ Chứng chỉ hoạt động xây dựng, Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; quy định về hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch COVID-19...
Tham vấn kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công

Tham vấn kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công

Ngày 30/8/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đã có cuộc làm việc với Đoàn hỗ trợ kỹ thuật về thể chế quản lý nợ công của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để trao đổi về các kinh nghiệm quốc tế liên quan đến cải cách quản lý nợ công của Việt Nam.
Đã chi bổ sung 2,4 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương

Đã chi bổ sung 2,4 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương

Theo Bộ Tài chính, ngân sách trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022 chủ yếu để bổ sung cho các địa phương kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.