Đại dịch COVID-19 như một cuộc “sàng lọc”, đánh giá năng lực và khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh đối với các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietcombank được đánh giá là “điểm sáng” trong thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, đảm bảo kinh doanh liên tục, hiệu quả. Song song với đó, bằng tiềm lực của mình , Vietcombank đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế, xã hội đất nước.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều biện pháp để chiến thắng đại dịch, phục hồi nền kinh tế suy thoái do COVID gây ra. Cùng với hoạt động sản xuất, sự nhộn nhịp và tốc độ hồi phục của các ngành kinh tế mang đến tín hiệu đáng mừng.
Các chuyên gia cho rằng, năm 2022 là năm hấp dẫn của thị trường bất động sản khi có nhiều lực đỡ cùng một lúc, trong đó có chính sách kích cầu khôi phục nền kinh tế sau đại dịch.
Biến chủng Omicron đang lây lan trên toàn thế giới với tốc độ nhanh chưa từng thấy so với tất cả các biến chủng cũ, làm đảo lộn mọi dự đoán trước đó. Các nhà quan sát cho rằng, năm 2022 sẽ cần một hướng đi mới để đối phó với dịch bệnh.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%, tuy là mức tăng chưa cao, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của nước ta. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, cố gắng của người dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Một khảo sát mới đây của Visa cho thấy, hơn 2/3 người tiêu dùng UAE (68%) nói rằng họ đã hủy bỏ mua hàng vì thanh toán kỹ thuật số không được chấp nhận. Và gần như tất cả (99%) doanh nghiệp nhỏ ở UAE cho rằng họ "sống sót" qua đại dịch là nhờ thương mại điện tử.
Theo Oxfam, các tỷ phú đã đem về cho gia tài của mình tổng cộng 5 nghìn tỷ USD trong thời kỳ đại dịch, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế khi đại dịch đã đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói.
Lãi suất cho vay mua nhà phổ biến nhất của Mỹ đã tăng mạnh nhất trong gần hai năm trở lại đây và đã tăng gần trở lại mức trước khi đại dịch coronavirus xảy ra, sau khi có tín hiệu cho thấy Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn và nhanh hơn dự kiến.
Kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh, bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.