Cùng với việc chuyển trọng tâm từ quản lý đất đai bằng các công cụ hành chính sang sử dụng có hiệu quả các công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững, vấn đề tài chính đất đai luôn được quan tâm khi sửa đổi Luật Đất đai, có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm các mục tiêu trong quản lý đất đai. Từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó, bài viết khái quát những kết quả đạt được; một số hạn chế, bất cập về vấn đề tài chính đất đai theo Luật Đất đai năm 2013, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện, bổ sung trong Luật Đất đai (sửa đổi).
Chia sẻ tại "Diễn đàn bất động sản Tây Nam Bộ năm 2022" do Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ (CaREA) tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực dự báo, với đà hồi phục kinh tế mạnh mẽ, thị trường bất động sản (BĐS) cũng sẽ hồi phục từ quý IV năm nay.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đưa ra các giải pháp về thuế trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm phát triển thị trường bất động sản (BĐS), nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết giám sát của Nhà nước; Đồng thời, nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường BĐS theo hướng tăng mức điều tiết với đất và bổ sung thu thuế với nhà ở...
Đất đai, nhà ở nếu được đăng ký dữ liệu đầy đủ sẽ tạo giá trị chính thức, góp phần vốn hóa thị trường bất động sản (BĐS) và góp phần loại bỏ “vốn chết” trong xã hội.
Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc thuê đất trả tiền một lần phải đưa ra khỏi xác định giá trị DN thì mới gỡ được “điểm nghẽn” để đẩy nhanh cổ phần hóa DN.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, không dừng lại ở việc sửa đổi 3 luật, Luật Đất đai - Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản, mà cần sửa cả Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đấu thầu.