Việc gia tăng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài được đánh giá là, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hội nhập quốc tế...
Đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần có quyền tiếp cận thông tin nội bộ từ 10% xuống 1% khiến doanh nghiệp lo “lộ bí mật”, trong khi các chuyên gia lại cho rằng cổ đông được quyền tiếp cận thông tin sẽ nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý lo ngại rửa tiền khi đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đây là vấn đề không đáng quan ngại, vì đã chủ đích rửa tiền thì ngay ở trong nước cũng có thể làm được.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rào cản, thách thức.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 183 triệu USD. Vốn đầu tư của Việt Nam đã góp mặt tại 25 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong quý I/2019, tình hình đầu tư của Việt Nam tiếp tục ghi nhận con số lạc quan, với tổng vốn đầu tư tăng thêm và cấp mới 120 triệu USD.
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng, khi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặt hái được nhiều “trái ngọt” với doanh thu luỹ kế đạt hàng tỷ USD.
Ngày 15/02/2019, Thông tư số 36/2018/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là “Tổ chức tín dụng” đối với khách hàng bắt đầu có hiệu lực.