Theo Viện Khoa học và môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), một số nước Đông Nam Á đã bày tỏ quan tâm đến việc mua năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nếu phát hiện có nội dung vướng mắc, bất cập.
Nhằm đạt được mục tiêu về phát triển bền vững, Chính phủ đã và đang thực hiện các giải pháp cần thiết để chuyển đổi năng lượng quốc gia, trong đó có các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt, Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, sau 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới. Theo đó, năm 2045 công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13.2% trong tổng công suất các nhà máy điện.
Để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, Việt Nam cần tiếp tục tăng công suất năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió. Đến nay, đầu tư vào lĩnh vực phát điện tái tạo của Việt Nam hầu hết đến từ các nguồn trong nước và khu vực. Tuy nhiên, việc duy trì sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng tái tạo phụ thuộc vào khả năng mở rộng đầu tư quốc tế của Việt Nam.
Ngày 20/01/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện.