(thitruongtaichinhtiente.vn) - Theo báo cáo cập nhật về tình hình ngoại hối quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cuối tháng 12/2022, tính đến cuối quý III/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 11.599 tỷ USD, giảm khá sâu so với cuối quý trước đó. Tương tự, dự trữ đã phân bổ cũng giảm xuống con số khoảng 10.773 tỷ USD.
Những phiên bật mạnh cuối tuần qua (từ ngày 10-14/10) cho thấy VN-Index vẫn đứng vững trong thế “thập diện mai phục”, mang tới kỳ vọng thị trường chứng khoán đã thực sự tạo đáy và đi lên.
TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhận định, năm 2023, việc điều hành tỷ giá và lãi suất có thể thuận lợi hơn năm 2022, do tình hình lạm phát, sức mạnh đồng USD trên thị trường thế giới có thể đã đạt đỉnh. Điều này giúp các ngân hàng trung ương giảm bớt tần suất tăng lãi suất, sức ép lên thị trường tiền tệ trong nước sẽ thấp hơn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giảm giá USD, đẩy mạnh mua vào USD, giúp thị trường tỷ giá và lãi suất ổn định trở lại.
Giá vàng vọt lên mức cao nhất 3 tuần khi đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục giảm xuống từ các mức cao kỷ lục nhiều năm, qua đó đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Các nhà phân tích cho rằng, đồng USD tăng mạnh gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đứng trước 2 khó khăn, nếu ổn định tỷ giá thì phải can thiệp, can thiệp trong bối cảnh gia tăng xuất khẩu cũng không dễ dàng. Điều hành tỷ giá đang là “bài toán” khó đối với cơ quan quản lý.
Đồng Yên Nhật (JPY) đang trên đà lao dốc mạnh nhất trong nhiều năm qua, không chỉ so với đô la Mỹ (USD) mà còn so với nhiều đồng tiền khác. Đâu là nguyên nhân và liệu khi nào giới chính sách Nhật Bản mới tìm cách ngăn chặn đà sụt giảm này?