Kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội chỉ ra rất nhiều dự án dù dùng vốn ngân sách Nhà nước triển khai từ 9 - 11 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Trước tình trạng giải ngân chậm so với kế hoạch, UBND TP. Hải Phòng yêu cầu cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là công tác GPMB nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhanh việc giải phóng mặt bằng, ưu tiên đẩy nhanh tốc độ hoàn thành một số công trình quan trọng, bố trí vốn ngân sách cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, chiến lược; cảng biển và dịch vụ cảng biển; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tỉnh tập trung cơ cấu lại đầu tư công, bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh.
Theo Quyết định số 4681/QĐ-UBND ngày 4/11/2021 về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, vốn ngân sách của Thành phố được giao là 304.799,654 tỷ đồng; trong đó, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn cấp thành phố là 218.962,654 tỷ đồng và cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Theo dự kiến, các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành, được khởi công năm 2021. Nhưng do ảnh hưởng đại dịch nên không kịp triển khai theo đúng kế hoạch. Thành phố đã có nhiều biện pháp để các công trình này thi công liên tục hoặc sớm được thi công.
Theo PGS., TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), do nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới.