Dù ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm 2021, tuy nhiên với những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ tư vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp khiến tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm 2021.
Dự báo trong quý III/2021, lãi suất VND trên thị trường 1 (huy động khu vực tổ chức kinh tế và dân cư) sẽ tiếp tục đi ngang là chủ đạo, trong khi lãi suất VND trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) sẽ chứng kiến đợt giảm mạnh.
Tại buổi hội thảo trực tuyến về Triển vọng vĩ mô thị trường tháng 8 được tổ chức ngày 5/8, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán quý III/2021.
VNDirect dự báo thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý III/2021 do dịch COVID-19 đang bùng phát, tuy nhiên thị trường sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ Quý IV.
Với kịch bản cơ sở tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2021 có thể đạt 6,1%, CPI trung bình khoảng 4%, được dự báo là kịch bản có khả năng xảy ra nhất hiện nay.
Theo báo cáo của Thang dịch vụ nhà đầu tư (MIS) của Moody’s, cước phí vận tải đường biển sẽ tiếp tục duy trì ở các mức kỷ lục cho đến hết năm 2021 và thậm chí là kéo dài sang năm 2022 khi cầu thị trường vượt cung tải một cách đáng kể theo hướng gia cường khả năng tăng trưởng lợi nhuận cho các hãng vận chuyển.
Dòng kiều hối và giải ngân FDI vẫn khá tích cực nên đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, tín dụng ngoại tệ cũng tăng cao nên cung cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng. Dự báo cho nửa cuối năm, giới chuyên môn cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định trong dài hạn nhưng có thể dao động theo diễn biến của đồng USD trên thị trường quốc tế trong ngắn hạn.
Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện với sự hỗ trợ từ Chương trình Aus4Reform (Australia) đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
Theo phân tích của CNBC về dự báo kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số thứ hạng đã thay đổi trên danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới do hậu quả của đại dịch Covid-19. Trong khi Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn là bốn nền kinh tế hàng đầu thì Ấn Độ đã mất vị trí thứ 5 và Brazil tụt khỏi bảng xếp hạng top 10.