Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực và chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thời gian qua, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tiến trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước sau đại dịch. Bài viết này dựa vào nguồn thông tin thứ cấp, từ các dữ liệu thu thập được và sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá tình hình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề này.
Nghiên cứu này tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng. Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, các nhân tố và tiêu chí trong mô hình nghiên cứu được thiết lập. Nghiên cứu được thực hiện với số lượng mẫu là 300 qua bảng khảo sát, sau đó sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi sử dụng công nghệ AI của nhân viên, tiếp đó là các nhân tố kỳ vọng sự nỗ lực, các điều kiện thuận lợi, kỳ vọng khả năng thực hiện và nhận thức sự đổi mới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số kiến nghị.
Đất đai, nhà ở nếu được đăng ký dữ liệu đầy đủ sẽ tạo giá trị chính thức, góp phần vốn hóa thị trường bất động sản (BĐS) và góp phần loại bỏ “vốn chết” trong xã hội.
Kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh tác động của COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong nền kinh tế số, dữ liệu được xem là chìa khóa vàng, là “dầu mỏ” để tạo đột phá trong xây dựng kinh tế số. Dữ liệu sẽ không ngừng phát triển và thôi thúc các doanh nghiệp tăng cường năng lực xử lý, phân tích biến dữ liệu thành các giá trị.
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 247/QĐ-TCHQ quy định cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc. Trong chuyển đổi số, quan trọng nhất là kết nối dữ liệu.
Công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 đã làm dịch chuyển mạnh mẽ các giao dịch, mua sắm theo hướng giảm tiếp xúc, tăng trực tuyến, chiến lược tiếp thị (marketing) của các doanh nghiệp (DN) cần phải thay đổi để thích ứng. Chuyển đổi số là tất yếu và đây là “cuộc chơi” của tư duy và dữ liệu, chứ không đơn giản chuyển đổi một cách cơ học.
Quá trình số hóa hoạt động ngân hàng đang diễn ra rất nhanh tại Việt Nam. Sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh số khiến các ngân hàng phải đối mặt không ít thách thức, buộc họ phải có những biện pháp đổi mới hiệu quả, kịp thời.