Từ năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu bắt đầu lộ trình quản lý, loại trừ các chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC), tiến tới từ năm 2045 sẽ giảm 80% lượng tiêu thụ.
Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện một thách thức kép là giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0 vào năm 2050, đồng thời đạt được vị thế nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Tăng trưởng kinh tế dài hạn, có khả năng chống chịu và giảm phát thải đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh được trích tối đa 10% tổng số tiền được điều phối, lãi tiền gửi để chi cho các nội dung quy định; Chủ rừng là tổ chức được trích 10% số tiền nhận được từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để chi cho công tác quản lý rừng... là những chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
Nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải toàn cầu, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã đạt được thoả thuận về cải cách thị trường carbon. Thoả thuận này được đánh giá mang tính chất lịch sử vì nó vốn được xem là công cụ chính sách chủ chốt của khối trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị toàn thể Chương trình Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 với chủ đề “Xây dựng một nền nông nghiệp xanh và gia tăng giá trị” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/12/2022, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải thấp.
Trước xu hướng chủ đạo của bất động sản toàn cầu chú trọng yếu tố xanh, bền vững, thị trường Việt Nam cần chủ động hơn trong phát triển công trình xanh để giữ sức hút và đạt mục tiêu trong cuộc đua giảm phát thải toàn cầu.
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo không chỉ bảo đảm nguồn cung cấp điện năng cho đất nước với chi phí hợp lý, mà còn góp phần cụ thể hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về "0" (Net Zero) vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần hiểu rõ được xu thế tất yếu của giảm phát thải và vai trò của năng lượng tái tạo trong lộ trình Net Zero.
“Lạm phát xanh” được coi như “bóng ma” của nền kinh tế sạch khi hàng loạt quốc gia đồng loạt chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, sẽ kéo theo “cơn sốt” ở một số tài nguyên chiến lược.
Sản lượng điện than của thế giới năm nay được dự báo sẽ cao kỷ lục, làm suy yếu nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).