Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giáo dục tài chính cá nhân luôn được xem là một giải pháp nền tảng.
Hưởng ứng Chiến dịch tài chính toàn cầu Global Money Week diễn ra từ ngày 21/3-27/3/2022, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Tổ chức Junior Achievement Vietnam (JA Việt Nam) khởi động cuộc thi Cha-Ching “Bé giỏi tiền hay”, nằm trong khuôn khổ dự án Cha-Ching với sự tham gia của hơn 4.000 học sinh đã học chương trình giáo dục tài chính Cha-Ching tại Hà Nội và Hưng Yên trong năm học 2021 - 2022.
Trong bối cảnh mới, tự chủ là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học. Tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện cho các trường đại học đẩy mạnh tự chủ tài chính.
Ngày 13/1/2021, tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Tạ Anh Tuấn - Ủy viên Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng như thích ứng với tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo trình độ khu vực và quốc tế ngày càng quan trọng.
Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.
Sáng ngày 11/11, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.