Từ đầu năm 2020 đến nay, tình trạng buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tiếp tục “nóng” trên tất cả các tuyến: đường bộ, đường biển, đường hàng không và cả kênh bán hàng trực tuyến.
Trong 05 tháng đầu năm 2020, lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý 9.202 vụ vi phạm, trong đó có 965 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 8.050 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 187 vụ hàng giả. Qua đó, thu ngân sách nhà nước gần 1.699,313 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính trên 877,165 tỷ đồng; phạt bổ sung, truy thu thuế gần 818,637 tỷ đồng; bán hàng tịch thu gần 3,511 tỷ đồng; khởi tố 32 vụ/36 đối tượng.
10 tháng của năm 2019, tình trạng gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả vẫn diễn biến phức tạp. Lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý gần 6.600 vụ, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng đánh giá, càng về cuối năm tình hình buôn lậu tại khu vực miền Nam diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Hàng nhập lậu chiếm số lượng lớn là thuốc lá, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo, hàng điện tử, điện lạnh cũ.
Trong khi hàng Việt xuất sang Trung Quốc luôn được kiểm soát gắt gao thì hàng nhập từ thị trường này vào Việt Nam dường như dễ dàng hơn, lắm kẽ hở cho gian lận thương mại, bán phá giá làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước rơi vào thế “trứng chọi đá”.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực Công Thương, trong đó nêu khá nổi bật vấn đề quản lý thị trường để hạn chế hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.