Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống của các quốc gia trên toàn thế giới. Ứng phó với tình trạng suy thoái toàn cầu, tăng trưởng âm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh... nhiều biện pháp giảm thiểu thiệt hại đối với tăng trưởng kinh tế đã được các quốc gia gấp rút thực hiện. Các gói kích thích kinh tế được chính phủ các nước liên tục đưa ra nhằm kích cầu, khuyến khích người dân tiêu dùng nhiều hơn. Nghiên cứu thực tiễn ứng phó của Hoa Kỳ và Singapore nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, bài viết đưa ra một số khuyến nghị và rút ra những kinh nghiệm thiết thực đối với Việt Nam.
10 tháng năm 2021, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt trên 10,8 tỷ USD, chiếm 27,9% thị phần. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất, đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần, trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị.
Xuất khẩu (XK) rau, quả sang thị trường Hoa Kỳ đã có đà phục hồi tốt từ đầu năm 2021 đến nay. Việc tiếp cận thành công thị trường cao cấp này giúp nâng vị thế của rau, quả Việt.
Ngày 22/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn GE, Công ty CFM International, AviaWorld LCC, Cantor Fitzgerald, Weidner Asset Management Steelman Partners, Delong, Valero, AGP và tập đoàn UPC. Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực và cùng có mong muốn tăng cường các hoạt động đầu tư sang Việt Nam.
Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó một trong những điểm nhấn là kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục có sự tăng trưởng vượt bậc.
Theo tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mới đây, 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Hoa Kỳ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour… đã cùng ký vào một bức thư chung kiến nghị Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tăng tốc viện trợ vắc xin cho Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ORD) được phát triển dưới dạng công nghệ ở Hoa Kỳ và Canada vào những năm 1990. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán và Bắc Mỹ được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR diễn ra.
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hợp tác trên nhiều mặt để củng cố lòng tin; đồng thời Việt Nam sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.