Việt Nam và Nhật Bản cần phải tăng cường hợp tác để thiết lập nền tảng pháp lý và định hướng chính sách vững chắc nhằm triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Việt Nam sẽ ứng phó với biến đối khí hậu (BĐKH) trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực, hiệu quả; đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 5580/BTC-TTr gửi các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính về việc triển khai các nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng theo Kết quả phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNGASS) 2021 và Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng lần thứ 9 (CoSP9).
Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta như huy động nguồn vốn, tăng cường năng lực khoa học công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tiếp cận được phương pháp luận hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm của các nước vào công tác quản lý môi trường…
Hợp tác quốc tế được là một trong những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Nội dung này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và ảnh hưởng sâu sắc của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Cùng với xu thế hội nhập, công tác hợp tác, hội nhập quốc tế về hải quan của ngành Hải quan đã vào chiều sâu, thực chất, góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan. Việc mở rộng hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế của Hải quan Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng suất chất lượng đã được Việt Nam đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong giai đoạn 2021-2030, trước những tác động to lớn của những xu thế mới như sản xuất thông minh, trí tuệ nhân tạo..., Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động này nhằm tiếp tục tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong nửa đầu năm 2020, toàn ngành Thuế đã trao đổi thông tin trong 24 trường hợp với Cơ quan thuế của 12 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Singapore, Úc, Ai-len, Séc, qua đó góp phần hỗ trợ cục thuế các địa phương ngăn ngừa hành vi trốn lậu thuế.
Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ vấn đề hợp tác quốc tế phát triển các ngành công nghiệp ven biển.