Lý luận cơ sở đo lường phát triển kinh tế tư nhân
Đo lường kết quả tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là thước đo khách quan nhằm theo dõi kết quả hợp tác, phát triển nền kinh tế của đất nước khi có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Việc đo lường này được thể hiện qua hai góc nhìn: Đo lường hiệu suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân; Đo lường môi trường kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân được cải thiện, trong đó, môi trường kinh doanh cải thiện được xem là bước trung gian tác động đến khu vực kinh tế tư nhân, gia tăng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu
Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế của đất nước phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế của khu vực tư nhân và khu vực này góp phần nâng cao tính cạnh tranh tạo ra của cải và công ăn việc làm cho người dân.
Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là làm sáng tỏ các lý luận về cơ sở đo lường sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Đo lường sự phát triển kinh tế tư nhân
Ở bất kỳ quốc gia nào, kinh tế tư nhân luôn tạo thành một bộphận của nền kinh tế do các cá nhân và tổ chức sở hữu, quản lý và kiểm soát nhằm tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, các công ty thuộc thành phần kinh tế tư nhân thường không thuộc quyền sở hữu của Chính phủ, nên có thể hợp tác với Chính phủ theo hình thức đối tác công-tư để cung cấp dịch vụ hoặc liên doanh kinh doanh cho cộng đồng.
Một công ty thuộc thành phần kinh tế tư nhân có thể tồn tại thông qua việc tư nhân hóa một tổ chức công hoặc thông qua một doanh nghiệp (DN) mới của các cá nhân tư nhân.
Thành phần kinh tế tư nhân là một bộphận của nền kinh tế được điều hành bởi các cá nhân để thành lập nên công ty tư nhân. Mục tiêu hoạt động của công ty tư nhân là lợi nhuận và không thuộc quyền sở hữu của Chính phủ.
Do đó, nó bao gồm tất cả các DN hoạt động vì lợi nhuận không thuộc sở hữu hoặc điều hành của Chính phủ. Các công ty và tập đoàn do Chính phủ điều hành là một phần của thành phần kinh tế công, trong khi các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi lợi nhuận khác là một phần của thành phần tình nguyện (Investopedia Logo Investopedia, 2020).
Theo Investopedia Logo Investopedia, kinh tế tư nhân có một số đặc điểm: Kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận của tư nhân trong nền kinh tế; Thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế trong thị trường tự do, các xãhội dựa trên tư bản chủ nghĩa; Các DN thành phần tư nhân cũng có thể hợp tác với các cơ quan điều hành của Chính phủ theo các thỏa thuận được gọi là quan hệ đối tác công - tư.
Xét về mặt kinh tế học thì kinh tế tư nhân là một thành phần thuộc quản lý và nằm trong cơ cấu kinh tế của đất nước, được hình thành, sở hữu và quản lý trực tiếp bởi tư nhân về tài sản, tư liệu sản xuất.
Đối tượng sở hữu kinh tế tư nhân có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người có quyền hạn tại công ty, doanh nghiệp tư nhân đó.
Kinh tế tư nhân gồm có 2 dạng là kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Dù được hình thành và hoạt động ở dạng nào thì cũng là hình thức hộkinh doanh cá thể hoặc các loại doanh nghiệp tư nhân với mục đích hướng đến là tạo ra lợi nhuận.
Theo từ điển Cambridge: Kinh tế tư nhân bao gồm các DN và ngành công nghiệp không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ. GoCardless Ltd., (2021) cho rằng: Kinh tế tư nhân là một bộphận của nền kinh tế không được kiểm soát bởi Chính phủ.
Nó bao gồm bất kỳ hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận nào do các cá nhân hoặc công ty điều hành. Các DN do Chính phủ kiểm soát là một phần của thành phần công, trong khi các tổ chức từ thiện hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác là một phần của thành phần tự nguyện.
Sự cân bằng giữa thành phần công và thành phần tư nhân sẽ thay đổi tùy theo triết lý kinh tế và chính trị của một quốc gia.
Chính vì vậy, phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế của các quốc gia. Đây là cơ sở hỗ trợ đất nước khai thác mọi nguồn lực của xãhội để phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân, thúc đẩy nền kinh tế năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường.
Khu vực kinh tế tư nhân thường được hiểu là một phần của hoạt động kinh tế không thuộc sở hữu của Chính phủ.
Thông thường, khu vực kinh tế tư nhân thường đề cập đến các đơn vị kinh tế chính thức hoặc phi chính thức hoặc các DN được sở hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi các cá nhân tư nhân.
Đây thường là các DN thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ các khoản tiền đãđầu tư bằng cách cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Các đơn vị kinh tế tư nhân thường hoạt động với tư cách là các DN riêng lẻ trong một ngành hoặc lĩnh vực trong nền kinh tế có các điều kiện kinh doanh cụ thể.
Khu vực kinh tế tư nhân thường được chia thành 4 cấp độ gồm: (i) DN cá nhân; (ii) Tất cả các DN tư nhân trong một ngành; (iii) Tất cả các DN tư nhân trong một nền kinh tế; (iv) Các điều kiện kinh doanh mà DN tư nhân được thành lập và vận hành (Các điều kiện kinh doanh có thể có tác động lớn đến việc các DN tư nhân phát triển, hợp nhất, thu nhỏ hoặc thất bại. Ví dụ: Các quy định thương mại ảnh hưởng đến khả năng của một DN để xuất khẩu).
Tại các nước đang phát triển, mục tiêu phát triển là thu hút sự gia tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào nền kinh tế. Điều kiện tiên quyết để đạt được tác động của khu vực kinh tế tư nhân đến sự phát triển của nền kinh tế đó chính là môi trường kinh doanh thuận lợi.
Vì thế, Chính phủ cần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh như: Chính sách, thông lệ, quy định và cơ sở hạ tầng và các rào cản khác tác động đến sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Việc đo lường kết quả sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là những thước đo khách quan, nhằm theo dõi kết quả sự hợp tác phát triển nền kinh tế của đất nước khi có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, nội dung đo lường được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng cao (thể hiện qua tốc độtăng trưởng, lợi nhuận, khả năng tồn tại của các DN tư nhân).
- Môi trường kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân được cải thiện (chính sách, thông lệ, Luật, cơ sở hạ tầng, những yếu tố cần thiết khác giúp cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động thuận lợi).
Trong đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh được xem là bước trung gian tác động đến khu vưc kinh tế tư nhân, gia tăng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, việc đo lường kết quả sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân (Bảng 1).
Mỗi phần của chuỗi kết quả cần được đo lường, xác định bằng chỉ số hiệu suất, vì thế Chính phủ cần đặt mục tiêu và theo dõi hiệu suất.
Riêng đối với các DN tư nhân thường đo lường hiệu quả hoạt động của họ về mức độtăng trưởng doanh thu trên thị trường, thu nhập hoặc lợi nhuận, năng suất hoạt động của công ty, tài chính, vị thế cạnh tranh và khả năng tồn tại của DN.
Hiệu suất tổng hợp của tất cả các DN trong một ngành hoặc lĩnh vực sẽ được hiệp hội thương mại hoặc các cơ quan quản lý thay mặt báo cáo. Hiệu suất tổng hợp của tất cả các DN trong nền kinh tế thường có sẵn thông qua niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê phát hành.
Những thay đổi về việc làm, tài chính và cán cân thương mại là những thay đổi điển hình về các chỉ số ngành của khu vực kinh tế tư nhân. Các chiến lược phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tùy vào mỗi quan điểm mà Chính phủ có các chính sách ưu tiên hỗ trợ khác nhau, cụ thể:
- Ở góc độ quốc gia: Theo Hội đồng kinh doanh của các nước Khối Thịnh vượng chung (CBC) thì chiến lược của CBC đóng góp cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng cụ thể mà CBC xem xét theo thứ tự ưu tiên:
(i) Tính mở và trách nhiệm (Quan hệ trong kinh doanh của Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, niềm tin vào pháp luật, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng), (ii) Các yếu tố thúc đẩy triển vọng kinh doanh, (iii) Khung chính sách (giảm tham nhũng).
- Ở góc độ khu vực kinh tế tư nhân: Để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, Chính phủ cần xem xét các yếu tố:
(i) Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, đầu tư; (ii) Khung chính sách và thể chế, khuôn khổ pháp lý và luật pháp; (iii) Xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng giúp công ty hoạt động tăng năng suất (Cơ sở hạ tầng tài chính, cơ sở hạ tầng xãhội và cơ sở hạ tầng vật lý).
Với các quan điểm khác nhau về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ cần xác định các lĩnh vực ưu tiên can thiệp để hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Các chiến lược cải thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải có sự hướng dẫn đầu tư cụ thể của Chính phủ theo hướng sau:
- Hiệu suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế thể hiện qua việc khu vực kinh tế này là nhà cung cấp nguồn lực trong các hoạt động phát triển, đóng góp vật chất (tài chính, hiện vật) hoặc phi vật chất (chuyên môn, mạng lưới, dữ liệu) cho nền kinh tế.
Đồng thời, khu vực kinh tế tư nhân cũng là người hưởng lợi từ những vấn đề sau: Những nỗ lực của các nhà tài trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; Xây dựng năng lực, chia sẻ kiến thức, cung cấp thông tin hoặc các sáng kiến kết nối; Hỗ trợ tài chính của các bên tham gia; Các hợp đồng thực hiện cho các hoạt động phát triển cụ thể.
- Các yếu tố tác động tương hỗ tích cực đến khu vực kinh tế tư nhân thông qua các quy định, các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, môi trường kinh doanh được hoàn thiện, các DN trong khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia cải cách hoặc đổi mới cách thức kinh doanh của họ.
Chính phủ là những nhà cải cách chính sách kinh tế, DN tư nhân là những người điều chỉnh phương thức kinh doanh để phù hợp hơn với các mục tiêu phát triển của đất nước (Ví dụ: Khu vực kinh tế tư nhân sẽ điều chỉnh phương thức kinh doanh làm cho chuỗi sản phẩm của họ trở nên toàn diện hơn).
- Khu vực kinh tế tư nhân trở thành bên tham gia tích cực vào các quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế của Chính phủ như: Tham vấn, đối thoại chính sách hoặc các sáng kiến của các bên liên quan. Điều này có thể diễn ra ở các cấp độkhác nhau, từ địa phương đến cả nước.
Kết luận
Thành phần kinh tế tư nhân ngày càng được Chính phủ các nước trên thế giới coi là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế của đất nước phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế của thành phần kinh tế tư nhân, vì thành phần kinh tế này góp phần nâng cao tính cạnh tranh; tạo ra của cải và công ăn việc làm cho người dân.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu lý luận về cơ sở đo lường sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ hỗ trợ Chính phủ xác định mức độđóng góp của thành phần kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Có thể nói, đây là những thước đo khách quan nhằm hỗ trợ Chính phủ thuận lợi hơn trong việc đo lường kết quả sự hợp tác phát triển nền kinh tế của đất nước khi có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Hướng dẫn Tham khảo cho Doanh nghiệp tư nhân. Đánh giá ngành;
2. Tổng hợp từ CBC. Kinh doanh Khảo sát Môi trường;
3. Từ điển Cambridge;
4. GoCardless Ltd., (2021);
5. Investopedia Logo Investopedia (2020);
6. https://en.wikipedia.org/wiki/Private_sector_development;
7. https://www.enterprise-development.org/implementing-psd/.