Nghiên cứu mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, 3 quốc gia ở Trung và Đông Âu là Hungary, Slovakia và Séc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có nguy cơ thiếu hụt tới 40% lượng khí đốt tiêu thụ và tổng sản phẩm quốc nội bị thu hẹp lên đến 6%. Italia cũng sẽ phải đối mặt với những tác động đáng kể trong khi ảnh hưởng đối với Áo và Đức sẽ ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn đáng kể.
Điện Kremlin cho biết, các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây đang ngăn cản việc cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream (Dòng chảy Phương Bắc).
Trong 4 tháng đầu năm 2022, lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt "Power of Siberia" đã tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo mới nhất từ Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga.
Thị trường năng lượng thế giới đã trải qua giai đoạn 2020-2021 với nhiều biến động mạnh, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch COVID-19. Sản xuất, tiêu thụ và giá năng lượng trên thị trường thế giới năm 2020 đều giảm rất mạnh so với năm 2019. Trong năm 2021, tiêu thụ năng lượng bắt đầu phục hồi nhưng sản xuất, vận chuyển năng lượng chưa đáp ứng kịp thời nên giá năng lượng có xu hướng tăng rất mạnh. Năm 2022, cung – cầu năng lượng sẽ tạo lập được sự cân đối vững chắc hơn so với năm 2021 và giá năng lượng sẽ có xu hướng ổn định hơn nhưng vẫn đứng ở mức cao.