Phát triển tài chính xanh dưới tác động COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

Phát triển tài chính xanh dưới tác động COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

Tài chính xanh góp phần quan trọng trong việc định hình lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Bài viết hệ thống hóa chiến lược phá triển tài chính xanh hậu COVID-19 của các quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học phát triển tài chính xanh với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả nhóm nước phát triển và đang phát triển đều triển khai gói phục hồi, chương trình thúc đẩy tài chính xanh và tiếp cận nguồn vốn cho các lĩnh vực tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Từ đó một số bài học được rút ra với Việt Nam về thiết lập cơ chế hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính xanh.
Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số và kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số và kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số ra đời dần thay thế cho các khu vực kinh tế truyền thống đòi hỏi cơ cấu lao động phải có những biến đổi phù hợp. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia, địa phương khác nhau được triển khai theo nhiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Bài viết nghiên cứu thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số của Singapore, Thái Lan và 2 địa phương ở Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, từ đó rút ra một số kinh nghiệm để xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở tỉnh Thái Nguyên.
Thuận lợi hoá thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của châu Á và hàm ý cho Việt Nam

Thuận lợi hoá thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của châu Á và hàm ý cho Việt Nam

Thuận lợi hóa thương mại là những qui định cho phép các quốc gia đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại liên quan đến việc thu thập, trình bày và xử lý các thông tin cần thiết cho giao dịch thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thuận lợi hóa thương mại mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Bài viết trao đổi về tổng quan thuận lợi hóa thương mại, kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam.
Kinh nghiệm từ các mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới

Kinh nghiệm từ các mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ quan quản lý cạnh tranh, khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia, bài viết rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, hướng tới xây dựng một cơ quan cạnh tranh đảm bảo vị thế độc lập, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam

Trước xu hướng tài nguyên ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, việc phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã và đang là một giải pháp và lựa chọn tối ưu của nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ một số mô hình KTTH trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế này ở Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm quản lý thương mại điện tử của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm quản lý thương mại điện tử của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra những cơ hội mới cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). Thực tế, sự phát triển trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đóng góp to lớn của TMĐT vào nền kinh tế cũng như xu hướng phát triển của lĩnh vực này mở ra nhiều khía cạnh cần sự quan tâm đặc biệt từ góc độ quản lý của nhà nước.
6 kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng thành công phương pháp quản lý TPM

6 kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng thành công phương pháp quản lý TPM

Mục tiêu cao nhất của phương pháp quản lý TPM là đảm bảo môi trường sản xuất không có bất kỳ sự cố cơ học và xáo trộn kỹ thuật nào, bằng cách trao nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho chính những người vận hành, quen thuộc nhất với thiết bị đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo ra sự đột phá doanh thu cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới

Kinh nghiệm thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước (Nhật Bản, Singapore) sẽ là bài học quý báu đối với Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh về lượng và chất trong thu hút FDI. Bài viết bàn về kinh nghiệm thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới.
Kinh nghiệm chống chuyển giá trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm chống chuyển giá trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện việc chuyển giá, mà không có ý thức bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ. Do vậy, việc chuyển giá đã không những gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn gây bất lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đây là mối nguy hại tiềm ẩn rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.