Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2021 đã tiếp nhận và xử lý khoảng 14 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong lĩnh vực bất động sản trong năm qua.
Ngày 25/11, tiếp nối các chương trình làm việc bên lề chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Koichi Haguida, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Hệ thống tài chính có vững mạnh thì mới có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, hỗ trợ phát triển xã hội và đổi mới công nghệ. Ngược lại, sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể gây ra những hậu quả nặng nề, kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế.
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã sử dụng rác thải nhựa như một nguyên liệu chính để sản xuất gạch nhẹ, chịu lực cao đem lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam, năm 2021 dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 4,52% so với kế hoạch 6,5 - 7%. Quy mô nền kinh tế hơn 101.000 tỷ đồng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.
Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Bài viết đánh giá thành tựu nổi bật của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.
Gần 2 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng hiệu quả cho nền kinh tế, quyết liệt xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới, cần có thêm các giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế bền vững.