Dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ có giảm nhưng mặt bằng lãi suất qua kênh này không giảm so với các kênh đầu tư khác…
Lãi suất tiết kiệm đang tăng dần, cao nhất hiện nay lên tới 7,55%. Chuyên gia dự báo lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng khoảng 0,5-1% từ nay đến cuối năm, theo đó dòng tiền sẽ tiếp tục chảy mạnh vào ngân hàng.
Một phần dòng tiền rút từ các kênh đầu tư nóng trong năm 2021 như chứng khoán, bất động sản đã và đang chảy vào ngân hàng với nhu cầu trú ẩn, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất huy động đang có xu hướng tăng.
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động lên một mức cao mới; và những động thái của nhà quản lý gần đây khiến thị trường dự báo một “làn sóng” tăng lãi suất đầu vào...
Lần điều chỉnh loạt lãi suất điều hành gần nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN, SBV) là vào 30/9/2020, khi đó chính sách nới lỏng tiền tệ được thi triển để hỗ trợ nền kinh tế vượt dịch.
Ngay cả nhóm "big 4" trước đây neo lãi suất rất thấp, giờ đây cũng đã có động thái nhập cuộc hút tiền gửi với lãi suất cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, nhiều dự báo cho thấy, biên độ lãi ròng (NIM) các ngân hàng năm nay sẽ đi ngang.
Trong ba tháng đầu năm, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngoài nhóm ngân hàng quốc doanh đã điều chỉnh lãi suất huy động 0,3-0,7 điểm % nhằm thu hút tiền gửi.
Hầu hết các ngân hàng đã áp dụng biểu lãi suất huy động mới cho tháng 4/2022. So với thời điểm cuối tháng 3, không có ngân hàng nào điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định hoạt động kinh tế dần sôi động sẽ khiến cầu tín dụng và lạm phát tăng cao hơn trong nửa cuối năm, khiến lãi suất tiền gửi gia tăng, nhưng nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng cũng không thiếu nhờ lượng tiền gửi không kỳ hạn.