Chuyển đổi năng lượng trước biến đổi khí hậu: Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Chuyển đổi năng lượng trước biến đổi khí hậu: Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trở thành xu thế không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Với một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, được các tổ chức thế giới đánh giá cao về mức độ chuyển đổi năng lượng, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua ban hành thể chế, chính sách, cũng như thực hiện các hành động cụ thể. Tuy nhiên, trước bối cảnh mới, vẫn còn nhiều thách thức. Vì thế, để có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi năng lượng cũng như các giải pháp chuyển đổi hiệu quả thì nghiên cứu kinh nghiệm của những nước đi trước, cả thành công lẫn thất bại là việc làm có ý nghĩa.
Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo là động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. Trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo có sự tham gia của nhiều chủ thể với các lợi ích khác nhau. Do đó, việc đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn tồn tại những thách thức, bất hợp lí. Trong phạm vi bài viết, tác giả làm rõ sự cần thiết của việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung.
Giải pháp chính thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành Năng lượng

Giải pháp chính thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành Năng lượng

Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh, nguồn tài nguyên ngày càng hạn hẹp, ngành Năng lượng Việt Nam cần phải chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường và thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển kinh tế xanh theo hướng bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm, quá trình phát triển kinh tế xanh còn gặp phải những rào cản về nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học và công nghệ... Bởi vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh mới.
Chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Những năm gần đây, phát triển điện mặt trời đã được Việt Nam chú trọng triển khai và đạt được kết quả bước đầu, đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của điện mặt trời ở nước ta cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần đánh giá tổng thể để đưa ra định hướng chính sách phát triển ổn định, bền vững nguồn năng lượng này trong thời gian tới.
Thúc đẩy phát triển tài chính xanh tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển tài chính xanh tại Việt Nam

Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của một quốc gia. Bởi vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.
ETP hỗ trợ mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

ETP hỗ trợ mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

Nhằm hỗ trợ mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu xây dựng chương trình làm mát xanh quốc gia và Hội thảo nhỏ về Nghiên cứu Net-Zero vào tháng 5/2023, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của quốc gia từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến các nguồn năng lượng tái tạo, để thúc đẩy hành động khí hậu.
Cuộc đua năng lượng sạch nóng dần

Cuộc đua năng lượng sạch nóng dần

Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, giá dầu và khí đốt cao cùng với những lo lắng về nguồn cung đã khiến chi tiêu cho năng lượng tái tạo tăng vọt so với nhiên liệu hóa thạch. Và đầu tư vào năng lượng mặt trời dự kiến sẽ lần đầu tiên vượt qua dầu mỏ trong năm nay.