Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng EU cần phải sớm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, đồng thời tăng cường chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng như đa dạng hóa nguồn cung.
Đi cùng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, các hãng tàu biển lớn thế giới gồm MSC, Maersk Line, CMA CGM... đồng loạt thông báo tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga.
Nga hiện đang chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của EU, một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho khối này. Nga đồng thời cung cấp khoảng 25% dầu vào EU.
Diễn biến căng thăng leo thang giữa Nga và Ukraine sẽ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa trên thế giới điều này sẽ tác động đến một số ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam. Công ty Chứng khoán (CTCK) BSC chỉ ra những nhóm ngành hưởng lợi từ cuộc chiến này là dầu khí, phân bón và thép; trong khi nhóm ngành chịu tác động tiêu cực là chăn nuôi.
Việc nhiều doanh nghiệp rút khỏi Nga có thể coi như thay đổi đáng kể so với vài thập kỷ trước khi mà sự sụp đổ của Liên bang Xô viết khiến cho Nga trở thành thị trường đầy hứa hẹn.
Giá cước thuê tàu chở dầu ở Biển Đen đã tăng gấp 5 lần khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, cùng hàng loạt các lệnh trừng phạt cho Nga từ các nước đang tạo áp lực lên giá dầu.
Các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, trong tuần rồi và đầu tuần này đã liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt lên nước Nga. Nhưng nhiều chuyên gia và các nhà kinh tế trên thế giới đang đưa ra câu hỏi rằng những lệnh trừng phạt này liệu có thực sự làm khó được nền kinh tế của Nga?
Rõ ràng phương Tây sẽ đối đầu với Nga không phải bằng súng ống hay tên lửa mà bằng những đòn trừng phạt kinh tế. Một số nhà phân tích còn cho rằng, Moscow có thể sử dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga như một đòn bẩy để phản công.