Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nguyễn Chí Đức, Lê Hồ Trí Nhân

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của 18 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn này như tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, hay tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh như rủi ro tín dụng. Từ đó bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và phát triển ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thời gian tới.

Giới thiệu

Ngân hàng thương mại (NHTM) phải đảm bảo kết quả kinh doanh tốt để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi vậy, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra quyết định đúng đắn và đạt kết quả kinh doanh tối đa với mức an toàn.

Trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng từ biến động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới... thì việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngân hàng Việt Nam vẫn còn có giá trị khoa học và thực tiễn, làm cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự phát triển ổn định của hệ thống trong giai đoạn hiện nay.

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp và có kết quả khác nhau ở từng quốc gia và từng giai đoạn cụ thể. Theo Dawood. U (2014) nghiên cứu tại Pakistan sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và các biến độc lập là quy mô ngân hàng, thanh khoản, hiệu quả chi phí, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, huy động vốn.

Kết quả đã chỉ ra rằng hiệu quả chi phí và tính thanh khoản có tác động ngược chiều lên ROA, còn tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ huy động vốn có tác động cùng chiều lên ROA. Nghiên cứu của Muahamad Sajid Saeed (2014) lấy dữ liệu của 73 NHTM tại Anh trong giai đoạn 2006-2012, với phương pháp nghiên cứu tương tự đã có kết quả có khác với Dawood. U (2014). Cụ thể, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ huy động tiền gửi, tính thanh khoản có tác động cùng chiều đối với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), còn GDP và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều.

Ngoài ra, Alper và Anbar (2011), Ong Tze San và The Boon Heng (2013) khi thực hiện nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia cũng có kết quả tương tự đối với sự tác động của biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, thanh khoản, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, các biến kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP, lạm phát lại không thể hiện mối quan hệ nhân quả đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về sự tác động các yếu tố đến kết quả kinh doanh ngành Ngân hàng, trong đó tiêu biểu có Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2019) nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh, chấp nhận rủi ro và kết quả hoạt động của 31 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017 và phát hiện ra rằng kết quả hoạt động tỷ lệ thuận với mức độ cạnh tranh và chấp nhận rủi ro. Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016) nghiên cứu tác động của quy mô ngân hàng và tập trung thị trường lên kết quả hoạt động của 20 NHTM trong giai đoạn 2010-2014. Kết quả cho thấy, hiệu quả hoạt động có mối quan hệ đồng biến với cả quy mô và tập trung ngân hàng.

Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu sự tác động các yếu tố vi mô và vĩ mô đến kết quả hoạt động kinh doanh có nhiều kết quả khác nhau. Nhằm tăng thêm tính khoa học và củng cố bằng chứng lý thuyết, bài viết tiến hành kiểm nghiệm lại các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của 18 NHTM cổ phần đang được niêm yết giai đoạn 2011-2021.

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2013). Cụ thể, mô hình nghiên cứu tổng quát có dạng:

Y=β01 X12 X23 X34 X4 + β5 X5 6 X67 X7i,t

Trong đó:

Y : biến phụ thuộc

X : biến độc lập

β : hệ số hồi quy

ε, t : sai số

Nghiên cứu sử dụng mô hình đa biến với biến phụ thuộc là biến lợi nhuận của NHTM được biểu thị bằng hai biến thay thế là ROA và ROE và biến độc lập vi mô là Quy mô ngân hàng (X1), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (X2), thanh khoản (X3), rủi ro tín dụng (X4), chi phí hoạt động (X5), biến độc lập vĩ mô là tỷ lệ lạm phát (X6), tăng trưởng kinh tế (X7). Để kiểm tra sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng đã được phát triển:

Phương pháp phân tích và dữ liệu nghiên cứu

Bảng 1: Mô tả biến

Ký hiệu

Biến quan sát

Công thức tính

Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

 

ROE

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế /Tổng vốn chủ sở hữu

 

Biến độc lập

EQ

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

(Vốn chủ sở hữu )/(Tổng tài sản)

+

SIZE

Qui mô ngân hàng

lntổng TS

+

CRER

Rủi ro tín dụng

(Chi phí dự phòng RRTD)/(Tổng dư nợ cho vay)

-

LIQ

Thanh khoản

Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản

+

CIR

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động/

Tổng thu nhập hoạt động

-

INF

Lạm phát

Pt - Pt-1

x100%

P(t-1)

-

GDP

Tăng trưởng kinh tế

GDPt - GDPt-1

x100%

GDPt-1

+

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Sau khi lược khảo nghiên cứu có liên quan để xây dựng giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng thống kê mô tả dữ liệu; Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình; Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.

Nghiên cứu sử dụng mô hình đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng được phân tích bằng phần mềm Stata để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của 18 NHTM đã niêm yết trên sàn bao gồm: STB. ACB, SHB, VCB, CTG, EIB, NVB, MBB, BID, VIB, KLB, VPB, LPB, BAB, HDB, TPB, TCB, OCB trong giai đoạn 2011-2021, tương đương có 198 quan sát.

Dữ liệu thu thập được là dữ liệu thứ cấp dựa trên các nguồn chính thức như báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo thường niên đã được công khai qua các năm của các NHTM. Các yếu tố vi mô gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQ), Thanh khoản (LIQ), Rủi ro tín dụng (CRER), Chi phí hoạt động (CIR) theo nguồn dữ liệu từ các báo cáo tài chính hợp nhất của 18 NHTM cổ phần tại Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô gồm: Tỷ lệ lạm phát (INF), tăng trưởng kinh tế (GDP) theo nguồn số liệu từ World Bank.

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Pooled, FEM, REM để phân tích. Tiếp đến sẽ sử dụng kiểm định F-Test trên Stata và kiểm định Hausman để kiểm định và chọn ra mô hình phù hợp. Kết quả cho thấy mô hình FEM sẽ phù hợp với biến độc lập ROE còn mô hình REM phù hợp với biến độc lập ROA. Tiếp tục thực hiện các kiểm định các khuyết tật trong mô hình và cuối cùng là sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thay vào mô hình ta có:

Mô hình 1:

ROA= -0.0559 + 0.112567EQ+ 0.0108631SIZE - 0.131171CRER- 0.0006084CIR + 0.000282INF

Mô hình 2:

ROE= -0.168 + 0.2847113EQ + 0.1268168SIZE- 0.0099786CIR+ 0.0040258INF

Kết quả mô hình hồi quy ROA

Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố có tác động đến ROA với mức ý nghĩa dưới 5% là EQ, SIZE, CRER, CIR, INF, chỉ trừ LIQ và GDP là không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, với hệ số hồi quy mang dấu âm ở yếu tố CIR, CRER tác động ngược chiều đến ROA. Các yếu tố còn lại có hệ số hồi quy mang dấu dương nên tác động cùng chiều đến ROA của 18 các NHTM trong giai đoạn từ 2011-2021.

Kết quả mô hình hồi quy ROE

Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố có tác động đến ROE với mức ý nghĩa dưới 10% là EQ, SIZE, CIR, INF, chỉ trừ LIQ, CRER, GDP là không có ý nghĩa thống kê. Trong 4 biến có tác động đến ROE có ý nghĩa thông kê thì EQ, SIZE, INF có hệ số dương nên tác động cùng chiều, còn CIR có hệ số âm tác động ngược chiều đến ROE của 18 các NHTM trong giai đoạn 2011 - 2021.

Như vậy, về cơ bản kết quả hai mô hình là tương đối giống nhau; tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh ngân hàng; trong khi đó chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh ngân hàng.

Kết luận và khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu, có thể gợi ý một số hàm ý cho những nhà làm chính sách để có thể quản lý và định hướng, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động hệ thống NHTM tại Việt Nam, cụ thể:

- Vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ, hoạt động và điều chỉnh, vì vậy xu thế tất yếu hiện nay là các NHTM Việt Nam bằng mọi cách phải tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, từ đó sẽ tăng quy mô hoạt động, tăng khả năng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, khả năng chống đỡ rủi ro từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, để duy trì được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, các ngân hàng phải thực hiện việc tăng quy mô đi kèm với việc đổi mới công nghệ, phát triển chuyên môn, đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Việc tiếp tục tăng trưởng tín dụng, và sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả sẽ giúp các NHTM Việt Nam nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng phải tăng cường các hoạt động dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm huy động vốn không kỳ hạn ổn định để tạo ra nguồn vốn giá rẻ từ đó có thể cung ứng ra thị trường nguồn tín dụng giá rẻ. Ngoài ra, nhằm bảo đảm an toàn thì các ngân hàng cần có một quy trình tín dụng chặt chẽ, chú trọng hơn công tác kiểm soát sau giải ngân nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Gia tăng hiệu quả quản lý chi phí, tiết giảm đối đa chi phí gián tiếp để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể các NHTM nên có chiến lược sáp nhập các chi nhánh, phòng giao dịch không hiệu quả nhằm giảm chi phí mặt bằng, nhân sự.

Tài liệu tham khảo:

  1. Dawood, U. (2014), “Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012)”, MS Finance, University of Gujrat. Pakistan, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 3, March 2014;
  2. Muahammad Sajid Saeed (2014), “Bank-related, Industry-related and Macroeconomic Factors Affecting Bank Profitability: A Case of the United Kingdom”, Research Journal of Fianance and Accounting, Vo5, No.2;
  3. Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), “Factors affecting the profitability of Malaysian commercial banks”, African Journal of Business Management, Vol.7(8), 649 – 660;
  4. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn và Nguyễn Trí Minh (2019), Tác động của cạnh tranh và chấp nhận rủi ro đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, Số 165, tháng 12/2019.
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 6/2023