Trên cơ sở làm rõ vai trò của logistics trong nền kinh tế nói chung, bài viết phân tích vai trò của ngành Hàng không trong phát triển logistics thương hiệu Việt Nam.
Hội thảo “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” sẽ cung cấp thêm các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần phục vụ xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ngành tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn trong năm 2021 so với 2020 do biến thể Delta. Theo dự báo, giá nguyên liệu có thể ổn định khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát từ nửa cuối năm 2022.
World Bank dự báo kinh tế Việt Nam quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới...
Sản xuất công nghiệp sẽ đóng vai trò “bệ đỡ” cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 trong bối cảnh các ngành dịch vụ vẫn chịu tác động của đại dịch.
Đề tài “Đầu tư vào Hậu Giang, hiện trạng và giải pháp đến năm 2025” mang lại một bức tranh tổng quan về việc đầu tư vào tỉnh Hậu Giang, đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Tỉnh trong thời gian tới.
Làn sóng COVID-19 thứ 4 ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành dịch vụ và thị trường lao động. Do đó, VNDIRECT điều chỉnh dự báo và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021.
Sau thời gian cách ly xã hội, kiểm soát và làm phẳng đường cong COVID-19, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể tái khởi động nền kinh tế. Bởi lẽ nếu kéo dài tình trạng hiện nay thì không chỉ các ngành dịch vụ khó tồn tại trong vài tháng tới mà ngay cả các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong hồi phục.
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics. Ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistic hiện nay, do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, vừa yếu. Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực của ngành Logisitics, bài viết đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Logistics Việt Nam trong chuỗi dịch vụ toàn cầu.